Giá ngô không thay đổi, sau khi tăng 2 phiên trước đó, trong khi giá lúa mì tăng phiên thứ 3 liên tiếp.
Yếu tố cơ bản
Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc hậu thuẫn thị trường, sau khi nhập khẩu trong tháng 3/2016 tăng lên 6,1 triệu tấn, mức cao kỷ lục tháng thứ 3 trong năm, do hoạt động thu lời trong chăn nuôi lợn và nguồn cung vụ thu hoạch mới từ Nam Mỹ thúc đẩy nhu cầu.
Số liệu đã giảm mối lo ngại thị trường rằng, tăng trưởng nền kinh tế tại Trung Quốc suy giảm có thể cắt giảm hoạt động nhập khẩu đậu tương của nước này.
Trận mưa lớn đã làm giảm sản lượng vụ thu hoạch đậu tương Argentina gần 5% và vụ thu hoạch 2015-16 có thể ảnh hưởng nhiều, nếu mưa kéo dài trong vài tuần tới.
Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) dự kiến, trong năm 2016, Mỹ sẽ tăng diện tích trồng ngô 6%, lên 93,6 triệu acre. Tuy nhiên, diện tích đậu tương có thể tăng lên mức cao 8 tháng.
Dự báo, sản lượng ngô vụ đông tại Brazil sẽ vượt kỳ vọng, sau khi mưa mùa hè kết thúc sớm hơn so với dự kiến, mà có thể kéo dài thời gian nhập khẩu ngũ cốc của nước này và thậm chí có thể cắt giảm diện tích trồng đậu tương trong tháng 9/2016.
Các thương nhân ước tính, các quỹ mua vào đối với ngô dao động từ 20.000-35.000 hợp đồng, và đậu tương từ 15.000-22.000 hợp đồng.
Tin tức thị trường
Thị trường chứng khoán châu Á tăng lên mức cao nhất trong hơn 4 tháng hôm thứ năm (14/4), được hậu thuẫn bởi lạc quan trong ngành ngân hàng toàn cầu và hy vọng nền kinh tế Trung Quốc duy trì ổn định.
Giá một số mặt hàng ngày 14/4/2016:
Mặt hàng ĐVT Giá mới nhất Thay đổi % thay đổi
Lúa mì CBOT UScent/bushel 464,5 3 + 0,65
Ngô CBOT UScent/bushel 373,5
Đậu tương CBOT UScent/bushel 957,5 1,75 + 0,18
Gạo CBOT USD/100 cwt 9,89
Dầu thô WTI USD/thùng 41,37 - 0,39 - 0,93
Nguồn:Reuters