menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng hợp thị trường hàng hóa TG tuần tới 16/8: Giá vàng, đồng, cao su tăng mạnh

17:00 18/08/2024

Tuần qua, thị trường hàng hóa biến động mạnh. Giá vàng lần đầu tiên vượt 2.500 USD/ounce, trong khi cao su tăng mạnh nhất 2 tháng.
 
Năng lượng: Giá dầu trong tuần biến động, nhưng tính chung cả tuần đi ngang
Giá dầu phiên thứ Sáu giảm 2% sau những phiên giao dịch nhiều biến động. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá gần như không thay đổi, với dầu thô Brent ở mức gần 80 USD/thùng trong bối cảnh các nhà đầu tư đã giảm kỳ vọng về tăng trưởng nhu cầu của Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Kết thúc phiên này, dầu Brent giảm 1,36 USD, hay 1,7%, xuống 79,68 USD/thùng; dầu WTI giảm 1,51 USD, hay 1,9%, xuống 76,65 USD. So với một tuần trước đó, giá gần như không thay đổi.
Tuần trước, dầu thô Brent kết thúc tuần ở mức 79,66 USD/thùng, còn dầu WTI ở mức 76,84 USD/thùng.
Nền kinh tế Trung Quốc đã mất đà trong tháng 7, với giá nhà mới giảm ở tốc độ nhanh nhất trong vòng 9 năm, sản lượng công nghiệp chậm lại trong khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Điều đó làm dấy lên lo ngại về sự sụt giảm nhu cầu từ quốc gia nhập khẩu hàng đầu thế giới, nơi các nhà máy lọc dầu đã cắt giảm tốc độ xử lý dầu thô trong tháng 7 do nhu cầu nhiên liệu yếu.
Mới đây, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã hạ dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm nay với lý do o nhu cầu ở Trung Quốc yếu. Cơ quan Năng lượng Quốc tế cũng trích dẫn lý do nhu cầu của Trung Quốc yếu khi hạ dự báo về nhu cầu dầu năm 2025.
"Đây là một tuần đầy biến động trên thị trường dầu mỏ: một mặt, người ta lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung do cuộc chiến tranh Trung Đông lan rộng, nhưng mặt khác, tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc đã buộc phải điều chỉnh dự báo nhu cầu", Andrew Lipow, chủ tịch công ty tư vấn năng lượng Lipow Oil Associates cho biết.
Giá dầu kỳ hạn tương lai tăng vào đầu tuần khi các nhà giao dịch chuẩn bị cho động thái Iran trả đũa Israel sau vụ ám sát một thủ lĩnh Hamas ở Tehran vào tháng trước. Nhưng sau đó thị trường xem xét lại rủi ro đó vì Iran vẫn chưa tấn công.
"Ít nhất cho đến nay, tình trạng gián đoạn nguồn cung vẫn mang tính lý thuyết hơn là thực tế", Brett Friedman, cộng tác viên của công ty cung cấp dữ liệu thị trường OptionMetrics cho biết. "Điều đó cho phép thị trường tập trung vào phía nhu cầu", Friedman cho biết.
"Với điều kiện tình hình ở Trung Đông không leo thang thêm nữa, giá dầu có khả năng sẽ giậm chân tại chỗ", các nhà phân tích của Commerzbank cho biết.
Một loạt dữ liệu Mỹ vừa công bố đã giữ giá dầu ở trên mức sàn: doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng của các nhà phân tích và số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới vào tuần trước giảm, làm dấy lên sự lạc quan mới về tăng trưởng kinh tế tại thị trường dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Nhà phân tích dầu mỏ độc lập Gaurav Sharma cho biết giá dầu có thể thiếu định hướng cho tới khi Fed tại cuộc họp vào tháng 9 quyết định có cắt giảm lãi suất hay không.
Kim loại quý: Giá vàng lập kỷ lục lịch sử mới, vượt 2.500 USD
Giá vàng tăng lên mức cao nhất mọi thời đại khi USD suy yếu bởi thị trường gia tăng niềm tin về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9 và do căng thẳng ở Trung Đông thúc đẩy nhu cầu vàng thỏi.
Kết thúc phiên thứ Sáu, giá vàng giao ngay tăng 1,7% lên 2.498,72 USD/ounce, trước đó có lúc đạt kỷ lục cao 2.500,99 USD/ounce. Vàng giao sau kết thúc phiên tăng 1,8% lên 2.537,8 USD/ounce.
Tính chung cả tuần, giá vàng tăng 2,8%.
Giá bạc phiên thứ Sáu tăng 1,4% lên 28,81 USD/ounce, bạch kim giảm 0,2% xuống 950,76 USD/ounce, palladium giảm 0,1% xuống 943,25 USD. Tất cả các kim loại đều tăng trong tuần qua.
Chỉ số USD phiên này giảm 0,4% so với tiền tệ của các đối tác chủ chốt, tính chung cả tuần giảm tuần thứ 4 liên tiếp, khiến vàng trở nê rẻ hơn đối với những người mua bằng ngoại tệ khác.
"Vàng tăng vọt lên mức cao kỷ lục mới và vượt qua mức 2.500 đô la sau hai tuần giao dịch cực kỳ hỗn loạn khi lượng mua vào tăng đột biến", Tai Wong, một nhà giao dịch kim loại độc lập tại New York, cho biết. "Giờ đây, sự chú ý sẽ chuyển sang tập trung vào Hội nghị Jackson Hole và bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell để đưa ra triển vọng chi tiết hơn về hình thức cắt giảm lãi suất sắp tới".
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell dự kiến sẽ có bài phát biểu về triển vọng kinh tế vào thứ Sáu (23/8), ngày đầu tiên của hội nghị kinh tế thường niên của Cục Dự trữ Liên bang tại Jackson Hole, Wyoming.
Các dữ liệu về chỉ số giá sản xuất và giá tiêu dùng tháng 7 vừa công bố cho thấy lạm phát của Mỹ đang chậm lại. Điều này có thể giúp Fed tiếp tục cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng tới.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang chi nhánh Chicago Austan Goolsbee cho biết nền kinh tế Mỹ không có dấu hiệu quá nóng, vì vậy các quan chức ngân hàng trung ương nên cảnh giác với việc duy trì chính sách hạn chế lâu hơn mức cần thiết.
Vàng thỏi được coi là hàng rào chống lại những bất ổn về địa chính trị và kinh tế và có xu hướng tăng giá mạnh trong môi trường lãi suất thấp.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng tăng 3% trong tuần qua, quặng sắt giảm
Giá đồng giảm trong phiên cuối tuần sau khi tập đoàn khai thác BHP thông báo đã đạt được thỏa thuận với liên đoàn lao động để giải quyết đình công tại mỏ đồng Escodida ở Chile, làm giảm lo ngại về nguồn cung toàn cầu.
Kết thúc phiên, đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London LME giảm 0,2% xuống 9.128 USD/tấn.
Tính chung cả tuần, giá tăng 3%, là tuần tăng đầu tiên trong 6 tuần do cuộc đình công tại Escodida làm gia tăng lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung.
Escodida là mỏ đồng lớn nhất thế giới, chiếm gần 5% nguồn cung toàn cầu trong năm 2023. Một thỏa thuận về tiền lương tại mỏ này có thể được ký vào chủ nhật nếu các thành viên công đoàn chấp thuận.
Về nhu cầu, triển vọng nhu cầu của Trung Quốc không khả quan là rủi ro lớn đối với triển vọng hồi phục của giá đồng.
"Cuộc khủng hoảng kéo dài trên thị trường bất động sản của Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu chạm đáy và chúng tôi tin rằng điều này sẽ tiếp tục gây áp lực lên giá đồng", Ewa Manthey, nhà phân tích hàng hóa tại ING cho biết, ám chỉ đến lĩnh vực xây dựng, một trong những ngành tiêu thụ đồng lớn.
"Và không chỉ nhu cầu yếu ở Trung Quốc mới gây áp lực lên giá đồng; lĩnh vực sản xuất có vẻ yếu trên toàn cầu, cho thấy nhu cầu phục hồi chậm chạp đối với đồng và các kim loại công nghiệp khác", bà nói thêm.
Sự chú ý của thị trường cũng tập trung vào việc tồn trữ đồng trong các kho của sàn LME liên tiếp tăng (đã tăng gần gấp ba lần trong ba tháng qua), một phần do sản lượng tăng ở Trung Quốc
Dữ liệu cho thấy lượng đồng tồn trữ của sàn LME tăng 1.600 tấn lên 309.050 tấn, mức cao nhất trong gần năm năm. Trái lại, lượng đồng dự trữ trong các kho do Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) giám sát đã giảm 8,4% trong tuần qua.
Với những kim loại cơ bản khác, giá nhôm trên sàn LME phiên cuối tuần tăng 0,4% lên 2.371,50 USD/tấn, thiếc tăng 0,1% lên 31.925 USD/tấn và niken tăng 0,3% lên 16.350 USD. Giá kẽm giảm 0,6% xuống 2.763 USD/tấn và chì giảm nhẹ 0,1% xuống 2.033 USD/tấn.
Đối với kim loại đen, giá quặng sắt giảm cả 5 phiên trong tuần, ghi nhận tuần giảm giá thứ hai liên tiếp do giá thép giảm.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2025 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên kết thúc phiên thứ Sáu giảm 0,99% xuống 697 CNY (97,16 USD)/tấn. Tính chung cả tuần giá giảm 6,1% và giảm 26% từ đầu năm tới nay.
Tại Singapore quặng sắt kỳ hạn tháng 9 giảm 1,39% xuống 92,25 USD/tấn, tính chung cả tuần giảm 8,7%.
Giá quặng sắt giảm chủ yếu do giá thép ở Trung Quốc giảm nhiều hơn dự kiến. Giá thép thanh đã xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2017, trong khi thép cuộn cán nóng giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2020.
Giới phân tích tại Macquarie cho biết 55% các nhà sản xuất thép đã trải qua tình trạng giảm giá đơn hàng trong nước trong tháng 8 so với mức 30% trước đó. Các nhà máy thép tỏ ra ít quan tâm hơn đến việc bổ sung nguyên liệu.
Sản lượng thép nóng hàng ngày của các nhà sản xuất thép tiếp tục giảm phiên thứ 3 liên tiếp, giảm 1,3% so với tuần trước xuống khoảng 2,29 triệu tấn tính tới ngày 16/8. Lợi nhuận của các nhà máy giảm xuống 4,76% từ 5,19% trước đó.
Các nhà phân tích tại Macquarie cho biết: "55% trong số các nhà máy thép Trung Quốc đã chứng kiến đơn đặt hàng trong nước giảm trong tháng 8, gần gấp đôi so với mức 30% trước đó ... bất động sản vẫn là lực cản chính đối với các lĩnh vực tiêu thụ thép đầu cuối". "Các nhà máy thép ít quan tâm hơn đến việc bổ sung nguyên liệu thô".
Sản lượng kim loại nóng trung bình hằng ngày của các nhà sản xuất thép đã giảm 3 ngày liên tiếp xuống còn khoảng 2,29 triệu tấn tính đến ngày 16 tháng 8, theo dữ liệu từ công ty tư vấn Mysteel. Dữ liệu cho thấy lợi nhuận của các nhà máy đã giảm xuống còn 4,76% từ mức 5,19% trước đó.
Nông sản: Giá đường, đậu tương và ngô giảm trong tuần; cao su tăng mạnh nhất trong vòng 2 tháng
Giá đậu tương và ngô Mỹ giảm trong phiên cuối tuần và cả hai đều ghi nhận tuần giảm giá thứ ba liên tiếp do dự đoán sản lượng của Mỹ sẽ bội thu. Riêng giá lúa mì tăng do dự đoán sản lượng của Pháp và Đức không tuận lợi.
Kết thúc phiên, trên sàn giao dịch Chicago, giá đậu tương giảm 11-1/2 US cent xuống 9,57 USD/bushel, trước đó có lúc giá chạm 9,55 USD/bushel, thấp nhất kể từ ngày 2/9/2020. Giá ngô phiên này giảm 4-1/2 US cent xuống 3,92-1/2 USD/bushel, trong khi lúa mì tăng 1-3/4 US cent lên 5,3 USD/bushel,
Giá đường thô tăng trong phiên cuối tuần, nhưng tính chung cả tuần giảm, một phần do triển vọng sản lượng mía ở Ấn Độ được cải thiện.
Kết thúc phiên, giá đường thô kỳ hạn tháng 10 tăng 0,8% lên 18,03 US cent/lb, đường trắng giao cùng kỳ hạn tăng 0,7% lên 516,7 USD/tấn.
Tính chung cả tuần, giá đường thô giảm 2,4%, đường trắng giảm 1,8%.
Công ty phân tích BMI cho biết nguồn cung dồi dào ở Brazil liên tục gây áp lực lên giá toàn cầu, trong khi vụ mùa đang cải thiện ở Ấn Độ cũng gây áp lực lên thị trường.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 kết thúc phiên thứ Sáu tăng 2,5% lên 2,441 USD/lb. Tính chung cả tuần, giá tăng khoảng 6%. Cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 tăng 1,7% lên 4.452 USD/tấn do nguồn cung tại Việt Nam vẫn khan hiếm.
Các đại lý cho biết sương giá nhẹ ở một số nơi Brazil trong vài ngày qua đã làm gia tăng lo ngại về mùa vụ năm tới, trong khi thời tiết khô hơn bình thường cũng làm giảm triển vọng sản lượng. Vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2024/25 của Brazil ước tính đã đạt gần 96% mùa vụ tính tới ngày 6/8.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng trong phiên cuối tuần, tính chung cả tuần tăng mạnh nhất trong vòng 2 tháng do nguồn cung khan hiếm trên toàn cầu và số liệu kinh tế của Mỹ mạnh hơn dự kiến.
Kết thúc phiên thứ Sáu, hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 1/2025 trên sàn giao dịch Osaka tăng 5,7 JPY hay 1,76% lên 328,9 JPY (2,21 USD)/kg. Tính chung cả tuần giá tăng 2,14%, tăng mạnh nhất kể từ ngày 7/6.
Tại Thượng Hải cao su giao tháng 1/2025 tăng 135 CNY hay 0,85% lên 16.060 CNY (2.238,83 USD)/tấn, đóng cửa ở mức cao nhất kể từ ngày 11/6.
Tuy nhiên, hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch Singapore giảm 0,3% xuống 172,5 US cent/kg.
Thị trường cao su giao ngay ở Đông Nam Á được hỗ trợ bởi "nguồn cung yếu bất thường" trong giai đoạn thường được coi là mùa cung cấp cao điểm trên toàn cầu, Jom Jacob, nhà phân tích trưởng tại công ty phân tích Ấn Độ What Next Rubber cho biết.
Triển vọng nhu cầu toàn cầu đang cải thiện tốt hơn dự kiến, với một loạt dữ liệu kinh tế của Mỹ cung cấp bằng chứng mạnh mẽ về khả năng phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới, mặc dù lo ngại về sự suy yếu dai dẳng trong quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc sẽ hạn chế đà tăng.
Giá hàng hóa thế giới:

ĐVT

Giá 9/8

Giá 16/8

16/8 so với 15/8

16/8 so với 15/8 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

76,84

76,65

-1,51

-1,93%

Dầu Brent

USD/thùng

79,66

79,68

-1,36

-1,68%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

239,03

231,02

-4,78

-2,03%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,14

2,12

-0,07

-3,37%

Dầu đốt

US cent/gallon

233,97

232,87

-4,92

-2,07%

Vàng (Comex)

USD/ounce

2.473,40

2.537,80

+45,40

+1,82%

Vàng giao ngay

USD/ounce

2.431,32

2.508,01

+51,22

+2,08%

Bạc (Comex)

USD/ounce

27,59

29,26

+0,44

+1,51%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

925,47

957,20

+0,90

+0,09%

Đồng (Comex)

US cent/lb

399,30

418,10

+0,50

+0,12%

Đồng (LME)

USD/tấn

8.866,50

9.115,50

-33,00

-0,36%

Nhôm (LME)

USD/tấn

2.301,50

2.365,50

+2,00

+0,08%

Kẽm (LME)

USD/tấn

2.736,50

2.762,50

-19,50

-0,70%

Thiếc (LME)

USD/tấn

31.304,00

31.903,00

-65,00

-0,20%

Ngô (CBOT)

US cent/bushel

395,00

392,50

-4,50

-1,13%

Lúa mì (CBOT)

US cent/bushel

542,50

552,50

+2,25

+0,41%

Lúa mạch (CBOT)

US cent/bushel

310,25

305,25

+0,25

+0,08%

Gạo thô (CBOT)

USD/cwt

14,84

14,58

-0,13

-0,88%

Đậu tương (CBOT)

US cent/bushel

1.002,50

957,00

-11,50

-1,19%

Khô đậu tương (CBOT)

USD/tấn

310,40

302,10

-5,60

-1,82%

Dầu đậu tương (CBOT)

US cent/lb

41,12

38,67

+0,16

+0,42%

Hạt cải (ICE)

CAD/tấn

592,10

564,10

-13,70

-2,37%

Cacao (ICE)

USD/tấn

7.390,00

7.087,00

+139,00

+2,00%

Cà phê (ICE)

US cent/lb

230,25

244,10

+6,05

+2,54%

Đường thô (ICE)

US cent/lb

18,48

18,03

+0,15

+0,84%

Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)

US cent/lb

422,70

447,95

-1,85

-0,41%

Bông (ICE)

US cent/lb

68,34

67,24

+0,09

+0,13%

Lông cừu (ASX)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ (CME)

USD/1000 board feet

--

--

--

--

Cao su Singapore

US cent/kg

173,20

175,70

-0,40

-0,23%

Ethanol (CME)

USD/gallon

2,16

2,16

0,00

0,00%

 

 

Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)