Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng bất chấp dự đoán nhu cầu suy yếu, do những lo ngại về nguồn cung tăng lên trước khi mùa đông tới.
Kết thúc phiên, giá dầu Brent tăng 1,16 USD, hay 1,3%, lên 94,00 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 99 US cent, hay 1,1%,lên 87,78 USD/thùng.
Theo số liệu từ Bộ Năng lượng Mỹ (DOE), trong tuần kết thúc vào ngày 9/9, dự trữ dầu khẩn cấp của Mỹ giảm 8,4 triệu thùng xuống 434,1 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 10/1984.
Hồi tháng Ba, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đặt ra kế hoạch giải phóng 1 triệu thùng/ngày từ Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược trong sáu tháng để hạ nhiệt giá nhiên liệu, vốn góp phần làm tăng lạm phát. Bộ trưởng Năng lượng Jennifer Granholm tuần trước cho hay Nhà Trắng đang cân nhắc có tiếp tục gia hạn chương trình trên sau khi kết thúc vào tháng Mười hay không. Nguồn cung dầu toàn cầu dự kiến sẽ thắt chặt hơn khi lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu đối với dầu của Nga có hiệu lực vào ngày 5/12.
Ngoài ra, Nhóm bảy quốc gia công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cũng sẽ thực hiện áp giá trần đối với dầu của Nga để hạn chế doanh thu xuất khẩu dầu của nước này. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo rằng mức giá trần có thể khiến giá dầu và giá xăng tại Mỹ tăng cao hơn nữa trong mùa Đông này.
Ngày 14/9, Ủy ban Châu Âu sẽ công bố một gói các biện pháp giúp các công ty điện lực đang đối mặt với khủng hoảng thanh khoản.
Pháp, Anh và Đức trong ngày 10/9 chó biết họ thực sự nghi ngờ về ý định của Iran trong việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân. Nếu không khôi phục lại được thỏa thuận hạt nhân năm 2015 thì dầu của Iran sẽ không có mặt trên thị trường và khiến nguồn cung toàn cẩu bị khan hiếm.
Yếu tố gây áp lực giảm giá đối với thị trường là nhu cầu dầu của Trung Quốc có thể giảm trong năm nay, lần đầu tiên trong hai tập kỷ do chính sách zero – Covid của Bắc Kinh.
Sản lượng dầu của Mỹ có thể tăng trong những tháng tới. Sản lượng tại lưu vực Permian ở Texas và New Mexico, lưu vực dầu đá phiến lớn nhất của Mỹ sẽ tăng 66.000 thùng/ngày lên mức kỷ lục 5,413 triệu thùng/ngày trong tháng 10, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giao ngay tăng khoảng 1%, trong khi bạc tăng hơn 5% do USD suy yếu, trong khi các nhà đầu tư chờ đợi số liệu lạm phát, một dữ liệu quan trọng, để có thêm manh mối về tốc độ tăng lãi suất của Fed.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay tăng 0,7% lên 1.728,57 USD/ounce, sau khi tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 30/8, là 1.734,99 USD/ounce; vàng kỳ hạn tương lai tăng 7% lên 1.740,6 USD/ounce.
Các quan chức Ngân hàng Trung ương Châu Âu báo hiệu tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, điều đó hỗ trợ đồng euro và gây áp lực cho USD và một phần khiến giá vàng tăng. Trong khi đó, chỉ số USD giảm khiến vàng hấp dẫn hơn cho người mua bằng đồng tiền khác.
Các nhà đầu tư dự đoán số liệu CPI của Mỹ, công bố ngày 13/9, có thể cho thấy giá tháng 8 tăng 8,1% so với năm trước, tháng 7 chỉ số này là 8,5%.
Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA cho biết: “Chúng tôi có thể thấy các nhà giao dịch xác định báo cáo lạm phát của Mỹ công bố vào ngày mai sẽ cho thấy lạm phát cao, từ đó có thể khiến Fed tăng mạnh lãi suất hơn nữa”.
Theo truyền thống, vàng được coi là một biện pháp phòng ngừa lạm phát, nhưng việc tăng lãi suất dẫn đến chi phí cơ hội cao hơn cho việc nắm giữ vàng thỏi vốn không mang lại lãi suất.
Các động thái của vàng dường như bị bạc làm lu mờ, dù kim loại trắng này vốn thường đi sau vàng nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các tín hiệu kinh tế do việc bạc được sử dụng trong công nghiệp.
Kết thúc phiên, giá bạc giao ngay tăng hơn 5% lên mức cao nhất kể từ ngày 17/8, là 19,8 USD/ounce. Giá palladium tăng 3,7% lên 2.253,55 USD/ounce, sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 12 tháng 8. Giá bạch kim tăng 2,5% lên 903,16 USD.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng do USD suy yếu trong khi thị trường đợi số liệu từ nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – để có manh mối về triển vọng nhu cầu.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 1,7% lên 7.991 USD/tấn.
USD thoái lui so với rổ các đồng tiền chủ chốt khi đạt mức cao nhất 20 năm trong tuần trước khiến các kim loại định giá bằng đồng tiền này trở nên rẻ hơn đối với những người mua bằng các đồng tiền khác.
Số liệu giá tiêu dùng của Mỹ sẽ xác định liệu Fed tăng lãi suất 50 hay 75 điểm cơ bản trong tuần tới.
Lo lắng về nguồn cung đồng tại hệ thống LME tạo ra mức chênh của đồng giao ngay so với đồng giao sau ba tháng, đạt 110 USD/tấn. Tuần trước mức chênh là 145 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 11/2021.
Giá nhôm phiên này tăng 0,2% lên 2.290 USD/tấn do lo ngại nguồn cung bởi việc cắt giảm sản xuất tại Châu Âu để phản ứng với giá năng lượng đang tăng được củng cố bởi dự đoán cắt giảm tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Các vấn đề về điện ở châu Âu và Trung Quốc cũng là nguyên nhân dẫn đến giá kẽm tăng 1,2% lên 3,206 USD/tấn. Trong khi đó, giá chì tăng 1,7% lên 1,950 USD, thiếc tăng 1,6% lên 21,510 USD và niken tăng 6,5% lên 24.500 USD.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương Mỹ tăng sau khi Bộ Nông nghiệp nước này (USDA) giảm ước tính mùa vụ trong nước nhiều hơn dự kiến. Lúa mì đóng cửa giảm sau khi đạt mức cao nhất hai tháng trong đầu phiên.
Trong báo cáo hàng tháng USDA cho biết nguồn cung ngô và đậu tương của Mỹ sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm do thời tiết nóng và khô trong tháng 8 tại khu vực trồng miền tây.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 12 kết thúc phiên đóng của tăng 76 US cent lên 14,88-1/4 USD/bushel, sau khi có lúc đạt mức cao nhất kể từ ngày 30/6, là 14,90-1/4 USD.
Dự trữ đậu tương cuối vụ 2022/23 của Mỹ dự kiến ở mức 200 triệu bushel, thấp nhất 7 năm.
USDA chốt dự trữ lúa mì của Mỹ cuối vụ ở mức 610 triệu bushel, không đổi so với tháng trước và dưới ước tính 618 triệu bushel của giới phân tích.
Giá lúa mì mềm đỏ vụ đông giao tháng 12 đóng cửa giảm 10-3/4 US cent xuống 8,58-3/4 USD/bushel. Trước đó hợp đồng này đã tăng lên 8,78 USD, cao nhất kể từ ngày 11/7.
Giá ngô tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 6 do Bộ Nông nghiệp Mỹ thắt chặt triển vọng vụ thu hoạch. Cụ thể, ngô kỳ hạn tháng 12 đóng cửa tăng 11 US cent lên 6,96 USD/bushel. Hợp đồng này đã tăng lên 6,99-1/2 USD, mức cao nhất kể từ ngày 27/6.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10 đóng cửa tăng 0,13 US cent hay 0,7% lên 18,35 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 10 hết hạn trong ngày 15/9, đóng cửa tăng 25 USD hay 4,3% lên 613 USD/tấn. Giá đường trắng đã lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 9/2016.
Các đại lý cho biết thị trường này được hỗ trợ bởi nguồn cung khan hiếm, với hợp đồng kỳ hạn tháng 10 có giá cao hơn hợp đồng kỳ hạn tháng 3/2023 khoảng 0,44 US cent trong ngày 12/9.
Nhà môi giới Marex cho biết thị trường cần một lượng lớn đường của Ấn Độ và trong điều kiện hiện tại dường như khó có được trừ khi giá thế giới tăng lên trên 19 US cent.
Giá cà phê kỳ hạn tháng 12 giảm 3,75 US cent hay 1,6% xuống 2,2475 USD/lb, tiếp tục rời xa mức đỉnh 6 tháng tại 2,4295 thiết lập trong ngày 25/8; cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 giảm 1 USD xuống 2.263 USD/tấn.
Mưa gần đây tại Brazil và dự báo tiếp tục mưa trong hai tuần tới đã giảm bớt lo ngại về thời tiết khô tại nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới.
Giá cao su Nhật Bản tăng phiên thứ 3 liên tiếp sau khi lượng mua tăng lên bởi dự đoán sản lượng của nước xuất khẩu cao su hàng đầu – Thái Lan – bị ảnh hưởng do điều kiện thời tiết bất lợi.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 2 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 3,5 JPY hay 1,6% lên 221,2 JPY (1,54 USD)/kg. Cao su kỳ hạn tháng 10 trên sàn Singapore tăng 0,8% lên 132,4 US cent/kg.
Sản lượng cao su tại Thái Lan bị ảnh hưởng bởi thời tiết tiếp tục mưa và lũ lụt ở khắp quốc gia này.
Chính phủ Nhật Bản phải thực hiện các bước cần thiết để chống lại sự sụt giảm quá mức của đồng JPY, khi đồng tiền này giảm xuống mức thấp nhất so với USD trong 24 năm.
Giá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
87,15
|
-0,63
|
-0,72%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
93,27
|
-0,73
|
-0,78%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
73.580,00
|
+450,00
|
+0,62%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
8,39
|
+0,14
|
+1,67%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
244,60
|
+0,12
|
+0,05%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
359,17
|
-1,14
|
-0,32%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
1.085,00
|
0,00
|
0,00%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
83.000,00
|
0,00
|
0,00%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.733,20
|
-7,40
|
-0,43%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
1.733,20
|
-7,40
|
-0,43%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
19,59
|
-0,28
|
-1,38%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
86,50
|
+0,90
|
+1,05%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
904,66
|
-5,01
|
-0,55%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
2.203,05
|
-65,46
|
-2,89%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
360,95
|
-0,10
|
-0,03%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
7.955,50
|
+99,00
|
+1,26%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.283,00
|
-3,00
|
-0,13%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
3.196,50
|
+29,00
|
+0,92%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
21.461,00
|
+296,00
|
+1,40%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
695,75
|
-0,25
|
-0,04%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
863,00
|
+4,25
|
+0,49%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
406,00
|
-4,00
|
-0,98%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
17,62
|
-0,08
|
-0,45%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.487,00
|
-1,25
|
-0,08%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
433,00
|
-1,60
|
-0,37%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
66,58
|
+0,09
|
+0,14%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
812,00
|
+12,30
|
+1,54%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.386,00
|
+26,00
|
+1,10%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
224,75
|
-3,75
|
-1,64%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
17,95
|
+0,12
|
+0,67%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
171,05
|
+0,85
|
+0,50%
|
Bông
|
US cent/lb
|
104,40
|
-1,31
|
-1,24%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
559,80
|
+49,00
|
+9,59%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
130,90
|
+0,10
|
+0,08%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
2,16
|
0,00
|
0,00%
|
Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)