menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng kết giá hàng hóa TG phiên 24/5: Giá dầu tăng, vàng và cà phê giảm

11:00 25/05/2023

Giá hàng hóa biến động thất thường trong phiên thứ Tư (24/5), trong đó xu hướng giảm giá chiếm tỷ lệ áp đảo.
 
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng 2% do tồn trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ giảm mạnh và cảnh báo từ Bộ trưởng Năng lượng Saudi làm gia tăng triển vọng Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, cắt giảm sản lượng
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu Brent tăng 1,52 USD, tương đương 2%, lên 78,36 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,43 USD, tương đương 2%, lên 74,34 USD/thùng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tồn trữ dầu thô của Mỹ tuần qua đã bất ngờ giảm mạnh 12,5 triệu thùng so với tuần trước, xuống 455,2 triệu thùng do nhập khẩu giảm, trái ngược với dự đoán của các nhà phân tích là tăng 800.000 thùng. Tồn trữ xăng của Mỹ giảm 2,1 triệu thùng xuống 216,3 triệu thùng, trong khi tồn trữ sản phẩm chưng cất giảm 600.000 thùng xuống 105,7 triệu thùng.
Kỳ nghỉ Memorial Day của Mỹ hôm 29/5 đánh dấu sự bắt đầu của mùa cao điểm du lịch Hè và nhu cầu nhiên liệu tăng.
Phil Flynn, nhà phân tích của công ty dịch vụ tài chính Price Futures Group, cho biết: “Các nhà máy lọc dầu đang hoạt động hết công suất để cố gắng đáp ứng nhu cầu”. “Thị trường đã quá tập trung vào trần nợ và lãi suất, mà không để ý tới cung và cầu của thị trường dầu vốn đã thắt chặt trong vài tuần qua”.
Biên bản cuộc họp mới nhất cho thấy các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhìn chung đã nhất trí rằng việc cần tăng thêm lãi suất "đã trở nên ít chắc chắn hơn", trong đó một số quan chức nói rằng đợt tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm mà họ đã thông qua có thể là lần tăng cuối cùng.
Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia cho biết những người bán khống đặt cược giá dầu sẽ giảm nên "coi chừng" thiệt hại, một số nhà đầu tư coi đó là tín hiệu cho thấy OPEC+ có thể xem xét cắt giảm sản lượng hơn nữa tại một cuộc họp vào ngày 4/6.
Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao của công ty tài chính OANDA cho biết: “Giá dầu đang giao dịch tăng do cảnh báo mới nhất từ Saudi Arabia”.
Một yếu tố khác đang gây sức ép cho thị trường, đó là không có dấu hiệu tiến triển nào trong các cuộc đàm phán trần nợ của Mỹ khi thời hạn chót để nâng giới hạn vay của chính phủ hay rủi ro vỡ nợ đang đến gần.
Các nhà đàm phán của Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden và thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Kevin McCarthy đã gặp nhau trở lại tại Nhà Trắng để cố gắng đạt được một thỏa thuận.
Đà tăng của giá dầu bị hạn chế bởi tin tức rằng tỷ lệ lạm phát cao dai dẳng ở Anh đã giảm ít hơn dự kiến vào tháng trước, theo dữ liệu chính thức làm tăng cơ hội tăng lãi suất.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng thế giới giảm do đồng USD mạnh lên làm hạn chế một số dòng tiền chảy vào vàng như một nơi trú ẩn an toàn trước nguy cơ vỡ nợ ở Mỹ sắp xảy ra, trong khi các nhà đầu tư xem xét biên bản cuộc họp tháng Năm của Fed.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay giảm 0,6% xuống 1.962,92 USD/ounce, sau khi tăng 0,5% lúc đầu phiên; vàng kỳ hạn tháng 6/2023 trên sàn New York giảm 0,5% xuống 1.964,6 USD/ounce.
Giá bạc giao ngay giảm 1,4% xuống 23,10 USD/ounce, trong khi bạch kim giảm 2,2% xuống 1.024,59 USD, palladium giảm 2,6% xuống mức thấp nhất gần 2 tháng, là 1.408,00 USD.
Chỉ số đồng USD đạt mức cao mới 2 tháng, gây áp lực đối với nhu cầu vàng thỏi được định giá bằng đồng bạc xanh.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen vẫn giữ hạn chót về vấn đề trần nợ vào đầu tháng 6/2023, trong khi các cuộc đàm phán giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy cố gắng tiến tới một thỏa thuận.
Daniel Ghali, chiến lược gia hàng hóa thuộc công ty tài chính TD Securities, cho biết các chủ đề về trần nợ đang ảnh hưởng đến thị trường. Ông Ghali thêm rằng: “Vàng đã tăng trong phiên trước đó bất chấp việc đồng USD đang mạnh lên”. Các chỉ số chính của Phố Wall cũng giảm do tình trạng bế tắc về trần nợ khiến các nhà đầu tư lo lắng.
Edward Gardner, chuyên gia kinh tế hàng hóa thuộc công ty tài chính Capital Economics, cho biết nếu những rắc rối trong lĩnh vực ngân hàng Mỹ lắng xuống và đạt được thỏa thuận về trần nợ, vàng có thể giảm hơn nữa.
Các quan chức Fed vào tháng trước "nhìn chung đã nhất trí" rằng nhu cầu tăng lãi suất thêm nữa "đã trở nên ít chắc chắn hơn", theo biên bản cuộc họp ngày 2-3/5 được công bố hôm thứ Tư.
Thống đốc Fed Christopher Waller cho hay mặc dù có thể bỏ qua việc tăng lãi suất tại cuộc họp vào tháng tới, nhưng việc kết thúc chiến dịch tăng lãi suất là không có khả năng xảy ra.
Giá vàng đang biến động trên mức thấp nhất của 1,5 tháng ghi nhận được trong tuần trước, do lãi suất cao hơn có xu hướng làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm xuống dưới ngưỡng 8.000 USD/tấn, lần đầu tiên, kể từ ngày 29/11/2022, do nhu cầu của Trung Quốc giảm và lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu mà các nhà phân tích cho rằng sẽ ảnh hưởng đến giá đồng trong những ngày tới.
Kết thúc phiên, giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 2,6% xuống 7.890,5 USD/tấn, sau khi chạm mức thấp nhất gần 6 tháng, là 7.867 USD/tấn. Giá đồng đạt mức cao nhất 7 tháng vào tháng 1/2023, 9.550,5 USD/tấn, sau khi Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế Covid-19.
Giá nhôm trên sàn London giảm 0,7% xuống 2.212 USD/tấn, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 31/10/2022 là 2.190 USD/tấn. Giá nickel trên sàn London giảm 1,6% xuống 20.710 USD/tấn, sau khi chạm 20.700 USD/tấn – thấp nhất kể từ ngày 2/9/2022; giá kẽm trên sàn London giảm 2,9% xuống 2.303 USD/tấn, sau khi giảm xuống 2.295,5 USD/tấn – thấp nhất kể từ tháng 10/2020. Giá chì giảm 1,1% xuống 2.050,5 USD, trong khi thiếc giảm 1,1% xuống còn 24.050 USD.
Nhà phân tích Ewa Manthey của ING cho biết: “Đồng hiện đã mất đi tất cả mức tăng có được trong năm 2023 do nhu cầu của Trung Quốc yếu hơn dự kiến, trong thời điểm thường là mùa xây dựng cao điểm, và nhu cầu yếu ở Mỹ và châu Âu, với lãi suất tăng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế”. "Hy vọng về nhu cầu cao hơn từ Trung Quốc hiện đã phai nhạt với dữ liệu đáng thất vọng gần đây của Trung Quốc nhấn mạnh một bức tranh hỗn hợp về nước tiêu dùng đồng lớn nhất thế giới."
Nhà phân tích Sudakshina Unnikrishnan của Standard Chartered cho biết, đồng cũng bị ảnh hưởng bởi hàng tồn kho ngày càng tăng trong các kho hàng đã đăng ký của LME.
Giá quặng sắt trên thị trường châu Á tiếp đà giảm xuống dưới 100 USD/tấn do giá thép tại Trung Quốc giảm bởi lo ngại về sự phục hồi kinh tế.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2023 trên sàn Đại Liên giảm 4,6% xuống 682,5 CNY (98,74 USD)/tấn – thấp nhất kể từ ngày 5/5/2023 (682 CNY/tấn); quặng sắt kỳ hạn tháng 6/2023 trên sàn Singapore giảm 4,7% xuống 95,25 USD/tấn – thấp nhất kể từ ngày 5/5/2023.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2023 giảm 3,6% xuống 3.462 CNY/tấn – thấp nhất kể từ ngày 3/11/2022; thép cuộn cán nóng giảm 3,1%, thép cuộn giảm 1,9%; thép không gỉ giảm 0,8%.
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất gần 6 tháng so với đồng USD và giảm so với giỏ các đồng tiền chủ chốt và mất đi toàn bộ mức tăng của năm 2023 trong bối cảnh căng thẳng mới trong quan hệ Mỹ - Trung.
Các nhà phân tích của Sinosteel Futures cho biết trong một lưu ý rằng sự yếu kém của đồng tiền này làm tăng thêm mối lo ngại kéo dài về tăng trưởng kinh tế của nhà sản xuất thép và tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới.
Các nguyên tắc cơ bản của thị trường cũng không mấy khả quan, với nhu cầu thép của Trung Quốc - vốn không đáp ứng được kỳ vọng cho mùa xây dựng cao điểm từ tháng 3 đến tháng 5 - có khả năng vẫn im ắng và do các nhà máy thép tuân thủ giới hạn sản xuất của Trung Quốc để hạn chế khí thải.
Trên thị trường nông sản, giá lúa mì Mỹ giảm do hoạt động bán chốt lời khi các thương nhân cho biết thị trường thiếu các yếu tố cơ bản đầu vào để đẩy giá lên cao hơn, sau khi tăng mạnh bởi lo ngại mới về thỏa thuận Biển Đen. Giá ngô kỳ hạn ổn định ngày thứ hai liên tiếp, trong khi đậu tương biến động trái chiều khi các hợp đồng vụ cũ tăng cao hơn nhờ lực mua kỹ thuật trong khi các hợp đồng trả chậm giảm do lo ngại về nhu cầu.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì đỏ mềm, vụ đông kỳ hạn tháng 7/2023 giảm 16 US cent xuống 6,06-1/4 USD/bushel; ngô kỳ hạn tháng 7/2023 tăng 9-3/4 US cent lên 5,87-1/4 USD/bushel; trong khi đậu tương giao cùng kỳ hạn tăng 2 US cent lên 13,24-1/2 USD/bushel, đậu tương vụ mới kỳ hạn tháng 11/2023 giảm 2-3/4 US cent xuống 11,85 USD/bushel.
Tại Trung Quốc, tình trạng dư thừa lúa mì giá rẻ đang hạn chế tiêu thụ cả ngô và bột đậu tương, các nhà sản xuất và phân tích thức ăn chăn nuôi nước này cho biết.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2023 giảm 0,32 US cent tương đương 1,2% xuống 25,49 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 8/2023 trên sàn London giảm 5,4 USD tương đương 0,8% xuống 708 USD/tấn.
Thị trường đã mất một số động lực, với vụ thu hoạch tại nhà sản xuất hàng đầu thế giới, Brazil, dự kiến sẽ tiến triển tốt nhờ thời tiết hầu hết khô ráo trong tháng Năm. Tập đoàn công nghiệp đường Unica của Brazil sẽ công bố dữ liệu sản xuất trong nửa đầu tháng Năm vào thứ Năm hoặc thứ Sáu.
Nhà máy tinh chế đường lớn thứ hai của Đức, Nordzucker, hôm thứ Tư đã báo cáo lợi nhuận hàng năm tăng 116%, được hưởng lợi từ giá đường cao.
Giá cà phê robusta tăng trở lại mức cao nhất 15 năm như đã đạt được trong phiên trước đó do vụ thu hoạch hiện tại của nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới – Brazil – sẽ không đủ để giảm bớt tình trạng khan hiếm nguồn cung.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7/2023 trên sàn London tăng 16 USD tương đương 0,6% lên 2.573 USD/tấn, sau khi tăng lên mức cao 2.675 USD/tấn trong phiên trước đó; cà phê arabica kỳ hạn tháng 7/2023 trên sàn ICE tăng 0,55 US cent tương đương 0,3% lên 1,88 USD/lb.
Các đại lý ngày càng củng cố quan điểm rằng thiếu cung trên thị trường cà phê robusta sẽ gia tăng trong mùa tới khi nông dân trồng cà phê ở nước sản xuất hàng đầu Việt Nam trồng ngày càng nhiều trái sầu riêng.
Nhu cầu đối với cà phê robusta, loại cà phê rẻ hơn cà phê arabica, vẫn ổn định trong bối cảnh lạm phát giá lương thực cao trong khi hàng xuất khẩu từ Brazil vẫn chưa tung ra thị trường với số lượng lớn do giá nội địa vẫn ở mức cao.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 24/4/2023, theo xu hướng giá cao su tại thị trường Thượng Hải giảm, mặc dù dữ liệu hoạt động sản xuất ở Nhật Bản cho thấy sự lạc quan.
Giá cao su kỳ hạn tháng 10/2023 trên sàn Osaka giảm 2,6 JPY tương đương 1,2% xuống 206,3 JPY (1,53 USD)/kg, giảm phiên thứ 3 liên tiếp; cao su kỳ hạn tháng 9/2023 trên sàn Thượng Hải giảm 305 CNY xuống 11.800 CNY (1.707,15 USD)/tấn – chuỗi giảm 6 phiên liên tiếp và có phiên giảm mạnh nhất trong hơn 2 tháng; cao su kỳ hạn tháng 6/2023 trên sàn Singapore giảm 1,9% xuống 133 US cent/kg.
Trong khi đó, sản lượng cao su tại nước xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới, Thái Lan, có thể bị ảnh hưởng khi gió mùa Tây Nam đến gần.
Giá hàng hóa thế giới:

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

74,15

-0,19

-0,26%

Dầu Brent

USD/thùng

78,24

-0,12

-0,15%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

67.010,00

+990,00

+1,50%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,41

+0,01

+0,58%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

271,56

-0,56

-0,21%

Dầu đốt

US cent/gallon

241,08

-0,29

-0,12%

Dầu khí

USD/tấn

699,50

+1,50

+0,21%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

75.000,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.975,70

-7,40

-0,37%

Vàng TOCOM

JPY/g

8.763,00

-15,00

-0,17%

Bạc New York

USD/ounce

23,10

-0,14

-0,60%

Bạc TOCOM

JPY/g

103,60

-2,10

-1,99%

Bạch kim

USD/ounce

1.027,06

-0,94

-0,09%

Palađi

USD/ounce

1.418,91

+0,11

+0,01%

Đồng New York

US cent/lb

357,10

+0,95

+0,27%

Đồng LME

USD/tấn

7.901,50

-200,50

-2,47%

Nhôm LME

USD/tấn

2.205,00

-22,00

-0,99%

Kẽm LME

USD/tấn

2.313,00

-59,50

-2,51%

Thiếc LME

USD/tấn

23.965,00

-355,00

-1,46%

Ngô

US cent/bushel

588,25

+1,00

+0,17%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

605,75

-0,50

-0,08%

Lúa mạch

US cent/bushel

330,00

+0,25

+0,08%

Gạo thô

USD/cwt

14,77

-0,08

-0,54%

Đậu tương

US cent/bushel

1.321,75

-2,75

-0,21%

Khô đậu tương

USD/tấn

401,20

-1,00

-0,25%

Dầu đậu tương

US cent/lb

47,99

-0,01

-0,02%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

654,70

-5,90

-0,89%

Cacao Mỹ

USD/tấn

3.010,00

-6,00

-0,20%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

188,00

+0,55

+0,29%

Đường thô

US cent/lb

25,49

-0,32

-1,24%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

293,90

+7,10

+2,48%

Bông

US cent/lb

81,81

+0,09

+0,11%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

--

--

--

Cao su TOCOM

JPY/kg

131,00

-0,40

-0,30%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

 

Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)

Tags: hàng hóa