menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng kết giá hàng hóa TG phiên 8/2: Giá tiếp tục tăng

12:00 09/02/2023

Trong phiên giao dịch vừa qua, giá hầu hết các hàng hóa tiếp tục tăng.
 
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng ngày thứ 3 liên tiếp do các nhà đầu tư cảm thấy yên tâm hơn sau lời phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) – khiến họ bớt lo lắng về khả năng Fed sẽ tăng lãi suất nhiều trong tương lai.
Kết thúc phiên 8/02 dầu thô Brent tăng 1,4 USD hay 1,7% lên 85,09 USD/thùng, dầu WTI tăng 1,33 USD hay 1,7% lên 78,47 USD/thùng.
Phát biểu “dịu giọng” hơn của Chủ tịch Fed Jerome Powell ngày 7/2 đã giúp thúc đẩy các tài sản rủi ro tăng giá và gây sức ép lên đồng USD. Đồng bạc xanh yếu đi khiến các mặt hàng định giá bằng đồng tiền này như dầu mỏ trở nên hấp dẫn hơn đối với những người mua bằng các loại tiền tệ khác.
Các nhà đầu tư hy vọng việc Mỹ giảm tốc độ tăng lãi suất sẽ giúp nền kinh tế lớn nhất thế giới tránh được suy giảm kinh tế hoặc thậm chí giảm suy thoái, vốn có thể ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ. Trong khi đó, việc Trung Quốc chấm dứt các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 cũng là nhân tố hỗ trợ nhu cầu nhiên liệu.
Chuyên gia Stephen Brennock của công ty môi giới dầu mỏ PVM cho rằng nhu cầu dầu tăng cao hơn trong khi tăng trưởng nguồn cung dầu trển toàn cầu yếu sẽ đảm bảo sự cân bằng trên thị trường dầu sẽ được củng cố trong những tháng tới.
Về nguồn cung, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, gọi là OPEC+, tuần trước đã quyết định giữ nguyên các biện pháp hạn chế sản lượng. Một quan chức Iran ngày 8/2 cho biết liên minh này có thể sẽ tuân thủ chính sách hiện nay tại cuộc họp tiếp theo.
Trận động đất xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria hôm thứ Hai đã ngăn dòng dầu thô từ Iraq và Azerbaijan ra khỏi cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ. BP Azerbaijan đã tuyên bố bất khả kháng đối với các chuyến tàu chở dầu thô của Azeri từ cảng. Đường ống của Iraq đến Ceyhan đã nối lại các dòng chảy vào thứ Ba.
Số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) tuần trước cho thấy sản lượng dầu của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2020. Theo EIA, dự trữ dầu thô trong tuần kết thúc vào ngày 3/2 tăng 2,4 triệu thùng lên 455,1 triệu thùng, so với mức dự đoán của các nhà phân tích là tăng 2,5 triệu thùng.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng trở lại trong một phiên giao dịch biến động khi các nhà đầu tư chờ đợi thêm dữ liệu kinh tế của Mỹ để có thể dự đoán về các đợt tăng lãi suất của nước này trong tương lai.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay tăng 0,1% lên 1.875,1 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 4 tăng 0,3% lên 1.890,7 USD/ounce.
Về các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,3% lên 22,25 USD, bạch kim giảm 0,1% xuống 972,00 USD, trong khi palladium giảm 0,1% xuống 1.643,37 USD.
David Meger, người phụ trách giao dịch kim loại thuộc công ty môi giới High Ridge Futures, nhận định báo cáo việc làm mạnh mẽ đã làm thay đổi niềm tin của thị trường. Trong một phát biểu mới đây, Fed Jerome Powell đã dịu giọng khi nói lãi suất sẽ tăng cao hơn so với dự kiến của thị trường.
"Chúng tôi tiếp tục thấy giá vàng bị giới hạn trong phạm vi hiện nay. Có một số hỗ trợ khá mạnh trong phạm vi 1850 đến 1870 USD. Chúng tôi nghĩ rằng việc giảm giá sẽ vẫn là cơ hội mua trong ngắn hạn."
Ngày 7/2, ông Powell nói rằng báo cáo việc làm mới nhất của Mỹ cho thấy quá trình đưa lạm phát trở lại gần mục tiêu 2% sẽ mất “khá nhiều thời gian”, lưu ý rằng Fed cần phải tăng lãi suất lên cao hơn kiến nếu nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh, nhưng nhắc lại rằng ông cảm thấy một quá trình "giảm lạm phát" đang diễn ra.
Trong bài phát biểu, ông Powell hy vọng năm 2023 sẽ là một năm "lạm phát giảm đáng kể".
Chủ tịch Fed chi nhánh New York John Williams hôm 8/2 cho rằng nhu cầu ứng phó với tỷ lệ lạm phát ở mức thấp hơn trong tương lai có thể thúc đẩy Fed cắt giảm lãi suất. Vàng vốn nhạy cảm với chính sách lãi suất khi việc tăng chi phí đi vay làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng.
Sau báo cáo việc làm mạnh mẽ của Mỹ, các nhà giao dịch đang chờ đợi số liệu lạm phát tháng 1/2023 được công bố vào tuần tới có nhiều tín hiệu hơn về lộ trình tăng lãi suất của Fed.
Nhà phân tích Rupert Rowling tại nền tảng giao dịch Kinesis Money cho rằng giá vàng vẫn được hỗ trợ nhờ hoạt động mua vào của các ngân hàng trung ương tại các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm do các nhà đầu tư xem xét các bình luận mới nhất của quan chức Fed về tốc độ tăng lãi suất. Nhôm cũng giảm sau khi tồn kho tăng.
Kết thúc phiên giao dịch, giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 0,2% xuống 8.906 USD/tấn. Giá đồng đã tăng khoảng 1,6% trước đó trong phiên, sau đó giảm bởi các bình luận của quan chức Fed và do USD mạnh lên.
Đồng cùng với dầu và chứng khoán tăng giá sau khi các nhà đầu tư xem bình luận của Chủ tịch Fed hôm 7/2 là ôn hòa. Nhưng Chủ tịch Fed chi nhánh New York John Williams hôm 8/2 cho biết Fed sẽ còn nhiều đợt tăng lãi suất và sẽ duy trì chính sách tiền tệ hạn chế trong một thời gian tới.
Giá nhôm giảm sau khi số liệu cho thấy dự trữ nhôm của sàn LME tăng 27% lên 495.750 tấn, cao nhất trong hai tháng. Giá nhôm kỳ hạn 3 tháng trên sàn giảm 1,5% xuống 2.486,5 USD/tấn.
Giá kẽm kết thúc phiên tăng 0,4% lên 3.147,50 USD/tấn, chì tăng 1,4% lên 2.127 USD, niken tăng 0,4% lên 27.355 USD và thiếc tăng 1,2% lên 27.405 USD.
Giá quặng sắt biến động mạnh trong phiên vừa qua, với quặng sắt trên sàn Singapore có lúc giảm xuống dưới 120 USD/tấn do các nhà đầu tư đánh giá lại triển vọng nhu cầu trong ngắn hạn tại Trung Quốc.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 3 trên sàn giao dịch Singapore kết thúc phiên tăng 0,1% lên 121,1 USD/tấn, sau khi giảm 2,5% xuống 118 USD/tấn trong đầu phiên, thấp nhất kể từ ngày 17/1.
Trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, Trung Quốc quặng sắt kỳ hạn tháng 5 lúc đóng cửa tăng 0,7% lên 848 CNY (124,99 USD)/tấn. Trước đó giá đã giảm 1,1% xuống 833 CNY. Giá thép thanh tại Thượng Hải tăng 1%, cuộn cán nóng tăng 1,2%, thép không gỉ giảm 0,4%.
Việc Trung Quốc tăng cường chính sách hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản và dỡ bỏ các hạn chế liên quan tới Covid-19 đã đẩy giá quặng sắt và thép lên mức cao nhất nhiều tháng trong tháng 1.
Bên cạnh đó, giá quặng sắt cũng được hỗ trợ sau khi công ty khai thác mỏ lớn nhất thế giới BHP Group cho biết họ sẽ dừng hoạt động khai thác quặng sắt ở Tây Úc trong một ngày sau khi một công nhân bị tàu đâm ở cơ sở Port Hedland. Nhưng dự trữ quặng sắt đang tăng ở các cảng Trung Quốc, tính tới tuần trước ở mức cao nhất kể từ tháng 12/2022, cũng khiến giao dịch thấp hơn. Dự kiến nhu cầu quặng sắt ở Trung Quốc sẽ hồi phục trong quý 2 năm nay.
Trên thị trường nông sản, giá lúa mì, ngô, đậu tương Mỹ tăng bởi tình trạng thời tiết tại Nam Mỹ gây thiệt hại cho việc xuất khẩu của các đối thủ, mặc dù nguồn cung của Mỹ cao hơn dự kiến đã hạn chế đà tăng.
Kết thúc phiên, giá lúa mì trên sàn Chicago tăng 15 US cent lên 7,64-3/4 USD/bushel; đậu tương CBOT tăng 4-1/2 US cent lên 15,19-3/4 USD/bushel; trong khi ngô tăng 4-1/2 US cent lên 6,78-1/2 USD/bushel.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ về dự trữ ngô và đậu tương cuối niên vụ tăng nhiều hơn dự đoán của các nhà phân tích. USDA cũng đã cắt giảm dự báo về vụ mùa đậu tương của Argentina do điều kiện hạn hán, mặc dù mức giảm ít hơn so với các ước tính của các tổ chức tư nhân khác.
Giá đường tiếp tục xu hướng tăng của phiên liền trước. Kết thúc phiên giao dịch, giá đường thô kỳ hạn tháng 3 tăng 0,36 US cent hay 1,7% lên 21,2 US cent/lb sau khi giảm lúc đầu phiên; đường trắng kỳ hạn tháng 3 tăng 10,5 USD hay 1,9% lên 568,9 USD/tấn.
Giá đường được hỗ trợ bởi hoạt động mua cả các quỹ sau khi giá tăng vượt mức hỗ trợ 20,5 US cent hôm đầu tuần, nhưng đà tăng không duy trì được lâu và xu hướng tiếp theo chưa rõ ràng.
Thị trường tiếp tục theo dõi triển vọng vụ mùa ở Ấn Độ nơi sản lượng thấp hơn dự kiến đã làm giảm khả năng xuất khẩu hơn nữa trong niên vụ này.
Sản lượng đường của Mỹ trong niên vụ hiện tại gần đạt mức cao kỷ lục.
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 kết thúc phiên giảm 1,7 US cent hay 1% xuống 1,7565 USD/lb; cà phê robusta giao cùng kỳ hạn giảm 18 USD hay 0,9% xuống 2.057 USD/tấn.
Các đại lý cho biết đợt tăng giá đã đẩy cà phê arabica lên mức cao nhất 3 tháng, là 1,84 USD một tuần trước đây, sau đó giá đã mất đà và có thể sẽ giảm tiếp trong ngắn hạn.
Sản lượng cà phê Brazil năm 2023 dự báo tăng 5,7% lên 55,5 triệu bao (60 kg/bao).
Giá cao su tại Nhật Bản giảm theo xu hướng tại Thượng Hải và do đồng JPY mạnh lên so với USD.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 7 trên sàn giao dịch Osaka kết thúc phiên giảm 0,4 JPY, hay 0,2%, xuống 226,1 JPY/kg. Tại Thượng Hải, hợp đồng cao su giao tháng 5 giảm 25 CNY xuống 12.650 CNY (1.865 USD)/tấn. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 3 trên nền tảng SICOM của Sở giao dịch Singapore giảm 0,4% xuống 139,1 US cent/kg. 
Thị trường cao su tự nhiên hưởng lợi bởi giá dầu tăng, điều đó thúc đẩy các nhà sản xuất chuyển từ cao su tổng hợp (có nguồn gốc từ dầu mỏ) sang cao su tự nhiên. Trong khi đó, Đồng JPY mạnh lên làm giảm giá trị cao su khi mua bằng USD và thường khuyến khích nhà đầu tư trên sàn giao dịch Osaka bán ra.
Giá hàng hóa thế giới:

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

78,58

+0,11

+0,14%

Dầu Brent

USD/thùng

85,24

+0,15

+0,18%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

64.850,00

+1.290,00

+2,03%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,42

+0,03

+1,21%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

247,85

+1,57

+0,64%

Dầu đốt

US cent/gallon

290,97

+1,64

+0,57%

Dầu khí

USD/tấn

845,25

+9,25

+1,11%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

75.000,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.890,00

-0,70

-0,04%

Vàng TOCOM

JPY/g

7.924,00

+16,00

+0,20%

Bạc New York

USD/ounce

22,40

-0,02

-0,11%

Bạc TOCOM

JPY/g

93,90

-0,70

-0,74%

Bạch kim

USD/ounce

976,33

+1,94

+0,20%

Palađi

USD/ounce

1.660,46

+8,36

+0,51%

Đồng New York

US cent/lb

405,70

+2,15

+0,53%

Đồng LME

USD/tấn

8.892,50

-32,50

-0,36%

Nhôm LME

USD/tấn

2.481,00

-43,50

-1,72%

Kẽm LME

USD/tấn

3.132,00

-4,50

-0,14%

Thiếc LME

USD/tấn

27.619,00

+548,00

+2,02%

Ngô

US cent/bushel

678,00

-0,50

-0,07%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

763,00

-1,75

-0,23%

Lúa mạch

US cent/bushel

382,50

-4,00

-1,03%

Gạo thô

USD/cwt

17,90

0,00

0,00%

Đậu tương

US cent/bushel

1.523,00

+3,25

+0,21%

Khô đậu tương

USD/tấn

470,70

+1,10

+0,23%

Dầu đậu tương

US cent/lb

60,79

+0,08

+0,13%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

825,70

-1,10

-0,13%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.613,00

-1,00

-0,04%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

175,65

-1,70

-0,96%

Đường thô

US cent/lb

19,87

+0,19

+0,97%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

256,95

+8,05

+3,23%

Bông

US cent/lb

85,27

-0,10

-0,12%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

454,10

-15,40

-3,28%

Cao su TOCOM

JPY/kg

141,10

+0,50

+0,36%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

 

Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)

Tags: hàng hóa