Năng lượng: Giá dầu tăng
Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 1, giá dầu duy trì vững sau khi hồi phục từ mức thấp nhất gần 3 tuần do đồng USD suy yếu, nhu cầu dầu thô và sản phẩm dầu thô của Mỹ trong tháng 11/2022 tăng.
Chốt phiên giao dịch ngày 31/1, dầu thô Brent tăng 96 US cent, tương đương 1%, lên 85,46 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 97 US cent, tương đương 1,3%, lên 78,87 USD/thùng.
Tính chung trong tháng 1, giá dầu Brent tăng hơn 4%, trong khi dầu WTI tăng khoảng 3%.
Trong phiên 31/1, cả hai loại dầu đều chạm mức thấp nhất gần 3 tuần, do các thương nhân lo ngại về triển vọng lãi suất tăng hơn nữa và nguồn cung dầu thô của Nga dồi dào.
Giá dầu tăng sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết, nhu cầu dầu thô và sản phẩm dầu thô của Mỹ trong tháng 11/2022 tăng 178.000 thùng/ngày (bpd) lên 20,59 triệu bpd – cao nhất kể từ tháng 8/2022.
Trong phiên này, giá dầu Brent và WTI kỳ hạn tháng trước chạm mức thấp nhất trong gần 3tuần do các nhà giao dịch lo lắng về triển vọng tăng lãi suất hơn nữa và dòng dầu thô dồi dào của Nga.
Hợp đồng tương lai Brent tháng 4 và WTI kỳ hạn giao sau 1 tháng đã tăng sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ báo cáo rằng nhu cầu đối với các sản phẩm dầu thô và dầu thô của Mỹ đã tăng 178.000 thùng mỗi ngày (bpd) trong tháng 11 lên 20,59 triệu thùng/ngày, mức cao nhất kể từ tháng 8.
Nhà phân tích Giovanni Staunovo tại UBS cho biết, giá dầu thô cũng được hỗ trợ bởi đồng USD yếu. Điều này làm cho dầu thô được định giá bằng USD rẻ hơn đối với người mua nước ngoài.
Chỉ số đồng đô la quay đầu giảm sau khi dữ liệu cho thấy chi phí lao động tăng với tốc độ chậm nhất trong một năm trong quý IV khi tăng trưởng tiền lương chậm lại, củng cố kỳ vọng Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất.
Các nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào thứ Tư, với mức tăng nửa điểm phần trăm của Ngân hàng Trung ương Anh và Ngân hàng Trung ương châu Âu vào ngày hôm sau.
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có thể sẽ giữ nguyên chính sách sản lượng trong cuộc họp ngày 1/2, hãng tin Reuters cho biết. Tuy nhiên, sự suy yếu của giá dầu Brent kỳ hạn 1 tháng vào thứ Ba có thể gây lo ngại trong nhóm.
Một cuộc khảo sát của Reuters cũng cho thấy 49 nhà kinh tế và nhà phân tích kỳ vọng giá dầu Brent dự kiến sẽ hơn 90 USD/thùng trong năm nay, và là lần điều chỉnh tăng đầu tiên kể từ cuộc thăm dò hồi tháng 10/2022, có khả năng do nhu cầu tăng mạnh từ nước tiêu dùng hàng đầu thế giới, là Trung Quốc.
Các nguồn tin thị trường cho biết, Viện Dầu khí Mỹ (API) báo cáo rằng dự trữ dầu thô và nhiên liệu của nước này đã tăng vào tuần trước. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) sẽ công bố số liệu dự trữ chính thức ngày 1/2. Các con số sơ bộ của API cho thấy dự trữ dầu thô của nước này tăng 6,3 triệu thùng, nếu được EIA xác nhận thì sẽ cao hơn nhiều so với dự báo tăng 400.000 thùng của các nhà phân tích trong một cuộc thăm dò của Reuters
Kim loại quý: Giá vàng tăng
Giá vàng tăng tháng thứ 3 liên tiếp, được hỗ trợ bởi đồng USD suy yếu và kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất chậm lại.
Kết thúc phiên 31/1, giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.928,81 USD/ounce; tính chung cả tháng, giá tăng 5,7%. Giá vàng giao sau tăng 0,3% lên 1.945,3 USD/ounce.
Đồng USD giảm tháng thứ tư liên tiếp, khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với những người nắm giữ các đồng tiền khác.
Fed sẽ đưa ra quyết định về chính sách lãi suất vào lúc 19:00 GMT ngày thứ Tư (1/2), sau đó là cuộc họp báo của Chủ tịch Fed, Jerome Powell. Giới kinh doanh dự báo Fed sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản lên khoảng 4,5%-4,75% và kỳ vọng rằng lãi suất sẽ đạt đỉnh 4,9% vào tháng Sáu.
Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng trung ương Anh (BoE) dự kiến sẽ tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào thứ Năm (2/2). Lãi suất thấp có xu hướng có lợi cho vàng, làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lãi.
Phillip Streible, nhà chiến lược thị trường hàng đầu tại Blue Line Futures ở Chicago, cho biết: "Chúng ta có rất nhiều rủi ro do có nhiều diễn biến mới trong suốt tuần này và các nhà đầu tư nên lưu ý. Giá vàng có khả năng sẽ biến động".
Thị trường cũng đang chờ đợi Mỹ công bố số liệu việc làm tháng 1/2023 vào thứ Sáu (3/2).
Về những kim loại quý khác, giá bạc tăng 0,6% lên 23,72 USD/ounce; bạch kim tăng 0,3% lên 1.012,25 USD/ounce. Tuy nhiên, cả hai kim loại này đều có tháng giảm đầu tiên trong 5 tháng.
Giá pallaium tăng 0,5% lên 1.647,18 USD/ounce song có tháng giảm thứ 2 liên tiếp.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng và quặng sắt tăng mạnh
Giá đồng tăng trong phiên 31/1, nhưng dự kiến Mỹ tăng lãi suất đã làm giảm động lực tăng của giá đồng sau khi chạm mức cao nhất 7 tháng.
Kết thúc phiên này, giá đồng trên sàn London tăng 0,1% lên 9.215 USD/tấn. Tính chung cả tháng, giá tăng 10%. Giá đồng tăng từ 7.500 USD/tấn trong tháng 11/2022 lên 9.550,5 USD/tấn trong phiên 18/1/2023 do đồng USD suy yếu và nhu cầu của Trung Quốc hồi phục.
Số liệu cho thấy hoạt động kinh tế của Trung Quốc trong tháng 1/2023 đã tăng trở lại và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tăng nhẹ triển vọng tăng trưởng toàn cầu năm 2023.
Về phía cung, các cuộc biểu tình và phong tỏa có thể làm ngừng hoạt động sản xuất tại mỏ đồng lớn Las Bambas ở Peru và tại nhà sản xuất đồng hàng đầu Chile, sản lượng giảm so với cùng kỳ năm ngoái và việc đình trệ khai thác đang làm chậm tăng trưởng sản xuất.
Trong các kim loại khác, người đứng đầu ngành khai thác niken của Philippines cảnh báo rằng kế hoạch của chính phủ áp thuế lên tới 10% đối với xuất khẩu quặng niken có thể buộc các nhà sản xuất địa phương phải đóng cửa.
Giá nhôm phiên 31/1 tăng 1,7% lên 2.633 USD/tấn; kẽm giảm 1,3% xuống 3.400 USD, niken tăng 3,5% lên 30.250 USD, chì giảm 0,8% xuống 2.142 USD và thiếc giảm 0,9% xuống 29.555 USD.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm từ mức cao phiên trước đó, khi các thương nhân xem xét nhu cầu tại nước sản xuất thép hàng đầu – Trung Quốc.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn Đại Liên giảm 1,3% xuống 866 CNY (128,25 USD)/tấn. Tính chung cả tháng, giá quặng sắt tăng 2%, được thúc đẩy bởi triển vọng nhu cầu cải thiện sau khi Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế nghiêm ngặt về Covid-19; quặng sắt kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn Singapore giảm 0,7% xuống 127,25 USD/tấn. Tính chung cả tháng, giá quặng sắt tăng 11%.
Giá quặng sắt hàm lượng 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc tăng lên 130 USD/tấn – cao nhất kể từ tháng 6/2022, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây giảm 2,2%, thép cuộn cán nóng giảm 2,5% và thép cuộn giảm 1%, trong khi giá thép không gỉ tăng 0,6%.
Nông sản: Giá hầu hết tăng trong tháng 1, ngoại trừ lúa mì
Giá lúa mì Mỹ tăng trong phiên cuối tháng khi các thương nhân đánh giá tình hình lúa mì vụ đông khu vực Plains của Mỹ, trong bối cảnh điều kiện thời tiết băng giá thứ 2 trong niên vụ này.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì tăng 8-3/4 US cent lên 7,61-1/4 USD/bushel. Giá đậu tương tăng 2-3/4 US cent lên 15,38 USD/bushel, trong khi giá ngô giảm 4 US cent xuống 6,79-3/4 USD/bushel.
Tính chung trong tháng 1, giá ngô và đậu tương tăng, trong khi giá lúa mì giảm.
Giá đường thô phiên 31/1 tăng lên mức cao nhất 6 năm do lo ngại nguồn cung thắt chặt bởi triển vọng sản lượng tại Ấn Độ suy giảm.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn ICE tăng 0,55 US cent tương đương 2,6% lên 21,76 US cent/lb, sau khi đạt 21,82 US cent/lb – cao nhất kể từ cuối năm 2016; đường trắng kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn London tăng 12 USD tương đương 2,1% lên 580,7 USD/tấn. Tính chung cả tháng, giá đường tăng khoảng 10%.
Ấn Độ - nước xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới – sẽ sản xuất 34 triệu tấn đường trong niên vụ 2022/23, giảm 7% so với dự báo trước đó.
Các đại lý cho biết giá đường đang được thúc đẩy bởi triển vọng sản xuất cùng với những lo ngại rằng nhà xuất khẩu hàng đầu Brazil cũng có thể sản xuất ít hơn nếu chính sách năng lượng của nước này cải thiện lợi nhuận của ethanol.
Nhà phân tích Green Pool cho biết mức thâm hụt đường toàn cầu là 1,01 triệu tấn được dự đoán cho niên vụ 2023/24, chấm dứt chuỗi ba lần thặng dư liên tiếp.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn ICE tăng 11,35 US cent tương đương 6,7% lên 1,8175 USD/lb, sau khi đạt mức cao nhất kể từ đầu tháng 11/2022 (1,828 USD/lb); cà phê robusta kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn London tăng 7 USD tương đương 3,4% lên 2.107 USD/tấn. Tính chung cả tháng 1, giá cà phê cũng tăng gần 1%.
Indonesia đã xuất khẩu 16.152,89 tấn cà phê robusta Sumatra từ tỉnh Lampung trong tháng 12, giảm 51% so với một năm trước đó.
Giá cao su tại Nhật Bản giảm phiên thứ 3 liên tiếp theo xu hướng thị trường chứng khoán nội địa suy yếu, khi số liệu hoạt động nhà máy nội địa giảm gây áp lực thị trường, cùng với đó là giá cao su thị trường Thượng Hải giảm.
Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2023 trên sàn Osaka giảm 0,6 JPY tương đương 0,3% xuống 232,3 JPY (1,78 USD)/kg; cao su kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn Thượng Hải giảm 215 CNY xuống 13.220 CNY (1.957 USD)/tấn; cao su kỳ hạn tháng 2/2023 trên sàn Singapore giảm 0,3% xuống 144 US cent/kg.
Giá hàng hóa thế giới:
Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)