Năng lượng: giá dầu tăng mạnh
Giá dầu phiên cuối tuần qua tăng do nguồn cung hạn chế và lo ngại về nguy cơ xảy ra cuộc tấn công của Nga vào nước láng giềng Ukraina, đẩy mức giá hàng tuần tăng tuần thứ 4 liên tiếp, bất chấp thông tin cho biết Trung Quốc sẽ giải phóng dự trữ dầu thô vào dịp Tết Nguyên đán.
Dầu thô Brent kết thúc phiên này tăng 1,59 USD, tương đương 1,9%, lên 86,06 USD/thùng, mức cao nhất trong vòng 2,5 tháng, tính chung cả tuần giá tăng 5,4%; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,70 USD, tương đương 2,1%, lên 83,82 USD/thùng, tính chung cả tuần tăng 6,3%.
Cả dầu Brent và dầu WTI đều rơi vào tình trạng mua quá mức lần đầu tiên kể từ cuối tháng 10.
Nhà phân tích cấp cao của Price Futures Group, Phil Flynn, cho biết: “Nhìn vào bức tranh toàn cầu chúng ta sẽ nhận ra rằng tình hình cung so với cầu trên toàn cầu đang ở trạng thái rất chặt chẽ và điều đó tạo ra một động lực vững chắc cho thị trường”. Theo ông, Nga không phải là nhà sản xuất dầu lớn duy nhất, nhưng châu Âu, trong tiến trình chuyển đổi khỏi các loại nhiên liệu hóa thạch, lại đang ngày càng phụ thuộc vào Nga như một nguồn cung năng lượng chính của khu vực này.
Manish Raj, giám đốc tài chính của công ty khai thác khoáng sản Velandera Energy Partners (Mỹ), cho biết trong khi căng thẳng Nga-Ukraine sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá khí tự nhiên tại châu Âu, nhưng giá dầu thô nhìn chung sẽ ít bị tác động, vì rất ít dầu của Nga được trung chuyển qua Ukraine. Tuy nhiên, ông Raj cho biết khả năng xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn là một diễn biến nghiêm trọng và có những tác động địa chính trị sâu rộng, từ đó đẩy giá dầu đi lên.
Giá than tại Trung Quốc đồng loạt giảm trong phiên vừa qua trong bối cảnh thị trường đang theo dõi chính sách của Chính phủ đối với việc kiểm soát sản lượng thép.
Giá than luyện cốc trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, kỳ hạn giao tháng 5, giảm 4,4% xuống còn 2.258 NDT (355,06 USD)/tấn. Giá than cốc phiên này cũng giảm 3,3% xuống 3.082 NDT/tấn lúc kết thúc phiên, trong phiên có lúc giảm 3,8%.
Indonesia, nhà xuất khẩu than nhiệt lớn nhất thế giới, đã nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu than khi ngày 13/1 cho phép 37 tàu chở than khởi hành sau khi được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng.
Kim loại quý: Giá vàng tăng
Phiên cuối tuần, giá vàng giảm do sức ép của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng và triển vọng Mỹ sắp nâng lãi suất đẩy USD cũng mạnh lên. Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay giảm 0,3% xuống 1.816,22 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 2/2022 giảm 0,3% xuống 1.816,50 USD.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ vốn ở mức cao tiếp tục nhích nhẹ, trong khi USD tăng 0,4% so với các đồng tiền đối tác chính của Mỹ, khiến vàng thỏi trở nên đắt hơn đối với những người mua ở nước ngoài.
Tuy nhiên, sự sụt giảm tổng thể của đồng đô la trong tuần qua đã giúp giá vàng tăng khoảng 1,1% trong tuần qua.
Đồng USD tăng trở lại trong phiên vừa qua bởi kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm nâng lãi suất để giữ ổn định cho nền kinh tế.
Ed Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao thuộc công ty môi giới OANDA, cho biết sẽ không điều gì có thể thay đổi câu chuyện về những gì Fed có thể sẽ làm vào tháng Ba. Lãi suất sẽ tăng và điều đó sẽ làm giảm sức hấp dẫn của vàng.
Giá vàng đã tăng giá trong thời gian ngắn sau khi công bố dữ liệu cho thấy doanh số bán lẻ giảm 1,9% trong tháng 12 do người Mỹ phải vật lộn với tình trạng thiếu hàng do tắc nghẽn chuỗi cung ứng và sự bùng nổ số ca nhiễm Covid-19.
Kim loại công nghiệp: Giá nickel tăng mạnh
Giá nickel tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2011 do thâm hụt nguồn cung đã ăn sâu vào các kho dự trữ và các nhà đầu tư dự đoán nhu cầu nickel từ ngành sản xuất xe điện sẽ còn tăng thêm nữa.
Hợp đồng nickel kỳ hạn tham chiếu trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 0,1% lên 22.205 USD/tấn lúc kết thúc phiên giao dịch, trước đó có lúc giá đạt 22.935 USD. Tính chung cả tuần, giá đã tăng khoảng 7%.
Nickel chủ yếu được sử dụng để sản xuất thép không gỉ. Nhà phân tích Nitesh Shah của WisdomTree cho biết, pin chiếm 5% nhu cầu nickel, nhưng con số này có thể tăng lên 30% vào năm 2040.
Giá nickel đã tăng gấp đôi kể từ tháng 3 năm 2020 dù chưa quay trở lại mức cao kỷ lục 51.800 USD như đã đạt được vào năm 2007.
Giá đồng tiếp tục giảm thêm 2,2% xuống 9,735 USD/tấn, xóa bỏ hầu hết mức tăng của những phiên đầu tuần. Mặc dù giảm ở 2 phiên gần đây, giá đồng vẫn đang gần sát mức cao nhất trong vòng 3 tháng do lo ngại về tình trạng thiếu cung.
Được sử dụng trong các lĩnh vực năng lượng và xây dựng, giá đồng đã tăng 25% vào năm 2021 và 26% vào năm 2020. Nhiều nhà phân tích kỳ vọng việc chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang điện khí hóa sẽ thúc đẩy nhu cầu kim loại đỏ này.
Về những kim loại cơ bản khác, giá nhôm phiên này cũng tăng 0,9% lên 2.979 USD, kẽm giảm 1,1% xuống 3.523 USD, chì giảm 0,1% xuống 2.356 USD và thiếc giảm 0,3% ở 40.390 USD/tấn.
Đối với kim loại đen, giá quặng sắt trên sàn Đại Liên phiên 14/1 giảm 2,3% xuống 722 NDT/tấn, trong khi giá quặng sắt hàm lượng 62% sắt giao ngay tại cảng biển Trung Quốc ở phiên 13/1 tăng 0,5 USD lên 132,5 USD.
Nhập khẩu quặng sắt tháng 12 của Trung Quốc giảm 18% so với tháng trước xuống còn 86,07 triệu tấn. Tính cả năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu 1,12 tỷ tấn quặng sắt, giảm so với mức cao kỷ lục một năm trước đó.
Giá thép trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải phiên vừa qua cũng đồng loạt giảm. Theo đó, thép cây dùng trong xây dựng giảm 0,02% xuống 4,664 NDT/tấn, thép cuộn cán nóng giảm 0,3% xuống 4,772 NDT/tấn, thép không gỉ giao tháng 2 giảm 0,8% xuống 17.895 NDT/tấn.
Nông sản: Giá đường và cà phê vững, ngũ cốc giảm
Phiên cuối tuần, giá đậu tương giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 1 tuần do dự báo sẽ có mưa ở những khu vực trồng trọt đang bị khô hạn ở Nam Mỹ. Kết thúc phiên, đậu tương Mỹ giao dịch trên sàn Chicago giảm 10 US cent xuống 13,67-1/4 USD/bushel, trong phiên có lúc giảm còn 13,63-3/4 USD/bushel, mức giá thấp nhất kể từ ngày 4 tháng 1. Giá đậu tương đã giảm khoảng 3% từ mức cao nhất kể từ tháng 7 đạt được cách đây một tuần, khi lo ngai đỉnh điểm về nguy cơ mất mùa do khô hạn ở miền nam Brazil và Argentina.
Giá ngô phiên này tăng trở lại khỏi mức thấp nhất trong vòng hơn 1 tuần ở phiên trước đó, trong khi lúa mì phiên này cũng giảm theo xu hướng giá đậu tương, theo đó tăng 5-1/2 cent lên 5,93 USD/bushel.
Giá lúa mì phiên này giảm 3 US cent xuống 7,43-3/4 USD/bushel, thấp nhất trong vòng 1 tuần, trong khi ngô tăng 5-1/2 cent lên 5,93 USD/bushel.
Tính chung cả tuần, giá ngô, lúa mì và đậu tương đều có xu hướng giảm.
Mặc dù rủi ro về thời tiết khá cao, tuy nhiên khó dẫn tới một sự thay đổi hoàn toàn và lâu dài trong hoạt động trồng trọt tại Nam Mỹ vào cuối mùa Đông năm nay. Hiện tượng thời tiết La Nina được dự báo sẽ kéo dài trong tháng 6 và tháng 7 năm nay. AgResource cho rằng, các nhà đầu cơ nông sản vẫn còn cơ hội mua vào và tiềm năng tăng giá vẫn còn rất lớn.
Các nhà xuất khẩu Mỹ đã bán 100.400 tấn ngô cho Mexico cho đợt giao hàng niên vụ cũ. Trong khi đó, Algeria đã mua được 600.000 tấn lúa mì trong tuần này.
Triển vọng khô hạn ở Argentina hiện ra rõ rệt hơn trong những ngày gần đây. Nếu không có lượng mưa trên mức trung bình ở Argentina vào tháng Hai tới, sản lượng nông sản của nước này có thể giảm mạnh.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3 phiên cuối tuần tăng 0,22 cent, tương đương 1,2%, lên 18,31 cent/lb theo xu hướng giá dầu. Như vậy, giá đường thô đã hồi phục đáng kể từ mức thấp nhất trong vòng 5,5 tháng của ngày 10/1, là 17,60 cent.
Suedzucker, nhà sản xuất đường lớn nhất châu Âu, xác nhận lợi nhuận hoạt động quý III tăng khoảng 90% do giá đường cải thiện đã thúc đẩy thu nhập. "Với mức thâm hụt hơn nữa trong năm 2021/22, môi trường thị trường đường (đường) thế giới dự kiến sẽ vẫn tích cực", Suedzucker nhận định.
Tuy nhiên, với việc triển vọng sản xuất của Thái Lan và Ấn Độ được cải thiện có thể sẽ làm dịu đi bất kỳ tâm lý lạc quan nào liên quan đến sản lượng của Trung Quốc giảm.
Nhà phân tích Green Pool ngày 14/1 đã hạ dự báo sản lượng đường của Trung Quốc niên vụ 2021/22 xuống dưới 10 triệu tấn và nói thêm rằng nguy cơ băng giá tăng cao do hiện kiện thời tiết La Nina, có khả năng khiến sản lượng giảm thêm nữa.
Giá đường trắng giao tháng 3 phiên vừa qua cũng tăng 5,30 USD hay 1,1% lên 502,60 USD/tấn.
Các nhà phân tích Green Pool hôm thứ Sáu đã cắt giảm dự báo sản lượng đường của Trung Quốc trong năm 2021/22 xuống dưới 10 triệu tấn và cho biết thêm giá dự báo sẽ tăng do thời tiết La Nina dẫn đến nguy cơ băng giá ảnh hưởng đến sản lượng. Green Pool dự báo sản lượng đường nước này năm nay sẽ đạt 9,95 triệu tấn, giảm so với dự báo trước đó là 10,16 triệu và 10,67 triệu của mùa trước.
Giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3 giảm 9 USD, tương đương 0,4%, xuống 2.228 USD/tấn do việc vận chuyện đã bớt khó khăn.; cà phê arabica kỳ hạn tháng 3 phiên này tăng 2,65 cent, tương đương 1,1%, lên 2,3965 USD/lb. Tính chung cả tuần, giá cà phê vững.
Cà phê robusta từ Việt Nam, nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, cuối cùng cũng được chuyển đến các kho chứa của sàn ICE.
Đã có những thông tin về việc cải thiện tình hình vận tải biển ở các nước khác thuộc Châu Á và Châu Phi. Người trồng cà phê Brazil đã bán 82% của niên vụ 2021/22 tính tới 10 tháng 1, cao hơn mức trung bình 74% trong giai đoạn này, công ty tư vấn Safras & Mercado cho biết.
Giá dầu cọ Malaysia giảm trong phiên cuối tuần do các thương nhân bán chốt lời sau khi giá tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại do lo ngại về tình trạng thiếu lao động. Mặc dù giảm ở phiên này song tính chung cả tuần giá vẫn tăng tuần thứ 4 liên tiếp. Theo đó, dầu cọ kỳ hạn tháng 3 trên Sàn giao dịch phái sinh Bursa, Malaysia, kết thúc phiên 14/1 giảm 34 ringgit, tương đương 0,66%, xuống 5.127 ringgit (1.227,44 USD)/tấn. Tính chung cả tuần, giá đã tăng 2,68%.
Giá cao su trên sàn Osaka tăng trong phiên cuối tuần, với kỳ hạn tháng 6 tăng 2,1 yên, tương đương 0,9%, lên 246,5 yên (2,2 USD)/kg, gần với mức cao nhất kể từ ngày 2 tháng 12 đạt được hôm 13/1, là 247,4 yên. Tính chung cả tuần, giá tăng tuần thứ 3 liên tiếp, thêm tổng cộng 2,1%.
Giá cao su tại Osaka tăng do giá cao su hàng thực giao dịch tại các nước sản xuất ở Đông Nam Á và giá cao su trên sàn Thượng Hải đều tăng, khuyến khích tâm ý của người mua.
Trên sàn Thượng Hải phiên này, cao su kỳ hạn tháng 5 tăng 75 CNY lên 15.185 CNY (2.392 USD)/tấn vào cuối phiên, sau khi dao động gần mức cao nhất trong 6 tuần ở phiên liền trước.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá 7/1/22
|
Giá 14/1/2022
|
14/1/2022 so với 13/1/2022
|
14/1/2022 so với 13/1/2022
(%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
78,63
|
83.82
|
+1.70
|
+2.07%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
81,54
|
86.06
|
+1.59
|
+1.88%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
52.220,00
|
52,370.00
|
+400.00
|
+0.77%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
4,14
|
4.26
|
-0.01
|
-0.19%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
229,70
|
241.90
|
+3.49
|
+1.46%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
249,51
|
263.43
|
+2.58
|
+0.99%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
710,50
|
749.25
|
+11.75
|
+1.59%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
72.370,00
|
72,020.00
|
-430.00
|
-0.59%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.794,60
|
1,816.50
|
-4.90
|
-0.27%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
6.661,00
|
6,649.00
|
-20.00
|
-0.30%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
22,33
|
22.92
|
-0.24
|
-1.05%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
83,60
|
84.60
|
0.00
|
0.00%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
958,04
|
974.53
|
+0.23
|
+0.02%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.930,08
|
1,881.50
|
-9.80
|
-0.52%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
439,60
|
442.05
|
-12.55
|
-2.76%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
9.647,00
|
9,719.50
|
-239.00
|
-2.40%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.914,50
|
2,976.50
|
+24.50
|
+0.83%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
3.533,00
|
3,521.00
|
-42.50
|
-1.19%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
39.826,00
|
40,351.00
|
-160.00
|
-0.39%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
605,50
|
596.25
|
+8.75
|
+1.49%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
756,75
|
741.50
|
-5.25
|
-0.70%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
669,50
|
609.00
|
-14.00
|
-2.25%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
14,76
|
14.56
|
+0.30
|
+2.10%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.404,50
|
1,369.75
|
-7.50
|
-0.54%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
422,10
|
405.60
|
-3.30
|
-0.81%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
58,92
|
58.46
|
+0.02
|
+0.03%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
1.036,80
|
982.90
|
-1.90
|
-0.19%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.521,00
|
2,659.00
|
+50.00
|
+1.92%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
238,45
|
239.65
|
+2.65
|
+1.12%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
18,05
|
18.31
|
+0.22
|
+1.22%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
142,20
|
149.75
|
-2.60
|
-1.71%
|
Bông
|
US cent/lb
|
115,12
|
119.70
|
+2.86
|
+2.45%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
1.227,90
|
1,308.70
|
-20.30
|
-1.53%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
178,30
|
183.30
|
+2.30
|
+1.27%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
2,16
|
2.16
|
0.00
|
0.00%
|
Nguồn:Vinanet/VITIC/Reuters, Bloomberg