menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng kết thị trường hàng hóa TG tuần tới 23/9: Lo ngại nhu cầu giảm do kinh tế suy yếu

08:00 24/09/2022

Giá hàng hóa nguyên liệu biến động mạnh trong tuần qua với xu hướng giảm bao trùm do đồng USD và lo ngại về nguy cơ kinh tế suy yếu làm giảm nhu cầu hàng hóa.
 
Năng lượng: Giá dầu giảm khoảng 7%
Giá dầu giảm khoảng 5% xuống mức thấp nhất 8 tháng vào thứ Sáu (23/9) khi đồng USD chạm mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ và lo ngại lãi suất tăng sẽ đẩy các nền kinh tế lớn vào suy thoái, từ đó làm giảm nhu cầu dầu mỏ.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu Brent giao sau giảm 4,31 USD, tương đương 4,8% xuống 86,15 USD/thùng, tính chung cả tuần giảm khoảng 6%; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 4,75 USD, tương đương 5,7%, xuống 78,74 USD, giảm khoảng 7% trong tuần.
Đây là tuần giảm thứ tư liên tiếp đối với cả hai loại dầu - lần đầu tiên xảy ra hiện tượng này kể từ tháng 12. Cả hai đều nằm trong vùng quá bán về mặt kỹ thuật, với WTI xuống thấp nhất kể từ ngày 10 tháng 1 và Brent với mức thấp nhất kể từ ngày 14 tháng 1.
Giá xăng và dầu diesel kỳ hạn tại Mỹ cũng giảm hơn 5%.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất 75 điểm cơ bản vào thứ Tư (21/9). Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới cũng theo động thái đó với các đợt tăng lãi suất của chính họ, làm tăng nguy cơ suy giảm kinh tế.
"Giao dịch dầu sụt giảm do thị trường rơi vào trạng thái hoảng loạn bởi các ngân hàng trung ương cam kết chống lạm phát. Có vẻ như các ngân hàng trung ương đang sẵn sàng tiếp tục tích cực với việc tăng lãi suất và điều đó sẽ làm suy yếu cả hoạt động kinh tế cũng như triển vọng nhu cầu dầu thô ngắn hạn", Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao thuộc công ty phân tích và dữ liệu OANDA cho biết.
Đồng USD tăng lên mức đóng cửa cao nhất so với rổ tiền tệ khác kể từ tháng 5 năm 2002. Đồng đô la mạnh làm giảm nhu cầu đối với dầu bằng cách làm cho nhiên liệu trở nên đắt hơn đối với những người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.
Một cuộc khảo sát cho thấy sự suy thoái trong hoạt động kinh doanh của khu vực đồng euro đã trở nên sâu sắc hơn vào tháng 9 và suy thoái xuất hiện khi người tiêu dùng kiềm chế chi tiêu và khi các chính phủ thúc giục tiết kiệm năng lượng sau động thái của Nga cắt nguồn cung khí đốt sang châu Âu.
Các chỉ số chính của Phố Wall giảm hơn 2% vào thứ Sáu khi các nhà đầu tư lo ngại việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm dập tắt lạm phát có thể gây ra suy thoái và giảm thu nhập doanh nghiệp.
Về phía nguồn cung, các nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 đã bị đình trệ khi Tehran kiên quyết khép lại các cuộc điều tra của cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, làm giảm bớt kỳ vọng về sự phục hồi xuất khẩu dầu thô của Iran.
Đối với mặt hàng khí đốt, giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á tiếp tục giảm trong tuần này do Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn có đủ lượng cung ít nhất cho đến tháng 10, trong khi thị trường chờ đợi tín hiệu về nhu cầu hồi phục ở Trung Quốc. Theo đó, giá LNG trung bình giao tháng 11 tại Đông Bắc Á tuần này đạt 42 USD/triệu đơn vị nhiệt của Anh (mmBtu), giảm 4 USD, tương đương 8,7% so với tuần trước.
Trưởng bộ phận giao dịch và cố vấn toàn cầu của Trident LNG, Toby Copson, cho biết: "Chúng tôi có thể thấy giá sẽ tiếp tục giảm, với phần lớn khí cần cho thời điểm bắt đầu mùa đông đã được đặt trước. Thời tiết sẽ là một yếu tố quan trọng, và tất nhiên có thể xuất hiện thêm yếu tố Trung Quốc".
Tại châu Âu, sự kết hợp giữa mức tồn trữ cao và nỗ lực của các chính phủ nhằm hạn chế nhu cầu đang giữ cho giá khí đốt tham chiếu – giá tại Hà Lan - ở mức thấp hơn nhiều so với một tháng trước.
S&P Global Commodity Insights báo giá LNG giao đến Tây Bắc Âu (NWE) vào ngày 22 tháng 9 ở mức 38,374 USD/mmBtu, trong khi Spark Commodities báo giá LNG bán tới khu vực Tây Bắc Âu kỳ hạn tháng 10 ở mức 38,931 USD/mmBtu.
Kim loại quý: Giá vàng giảm trong tuần
Giá vàng giảm hơn 1,5% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2020 do đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc liên tiếp tăng khi Fed tiếp tục lập trường thắt chặt tiền tệ để ngăn chặn lạm phát.
Kết thúc phiên cuối tuần, giá vàng giao ngay giao giảm 1,6% xuống 1.644,04 USD/ounce, sau khi có lúc giảm 1,8% xuống 1.640,20 USD; vàng kỳ hạn tương lai giảm 1,5% xuống 1.655,60 USD.
Tính chung cả tuần, giá vàng giảm giảm 1,8%, là tuần giảm thứ 2 liên tiếp.
Edward Moya, nhà phân tích cấp cao của OANDA cho biết: “Chúng ta đang chứng kiến sức mạnh không ngừng của đồng đô la và điều đó sẽ khiến vàng dễ bị tổn thương trong ngắn hạn”.
"Nền kinh tế rõ ràng đang hướng tới suy thoái. Rủi ro về một cuộc hạ cánh cứng ngày càng tăng và điều này đang tiếp tục thúc đẩy dòng tiền chảy vào USD. Đây là một tin xấu đối với vàng.", ông Moya nói.
Chỉ số Dollar index đã chạm mức cao nhất trong 20 năm, làm giảm nhu cầu đối với vàng thỏi- vốn định giá bằng đồng bạc xanh; trong khi lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2010.
"Điều này sẽ cho thấy giá (vàng) giao dịch đi ngang trong phần còn lại của năm", Fitch Solutions cho biết trong một lưu ý.
Lạm phát gia tăng đã khiến một số ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ, với việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất tham chiếu kỳ hạn qua đêm lên 75 điểm cơ bản vào thứ Tư (21/9). Vàng rất nhạy cảm với việc Mỹ tăng lãi suất, vì điều đó làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi vốn không mang lại lợi suất.
Vàng rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất của Mỹ, vì điều đó làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi không có lợi suất.
"Vàng và các kim loại bán đầu tư khác như bạc và bạch kim có thể sẽ tiếp tục chịu áp lực cho đến khi thái độ “diều hâu” đạt đến đỉnh điểm", Ole Hansen, người phụ trách mảng chiến lược hàng hóa của ngân hàng Saxo cho biết.
Về các kim loại quý khác, giá bạc phiên cuối tuần giảm 4,1% xuống 18,84 USD/ounce, trong khi bạch kim giảm 4,8% xuống 857,46 USD, palladium giảm 4,8% xuống 2.065,29 USD.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng loạt giảm trong tuần
Giá đồng giảm trong phiên cuối tuần, xuống mức thấp nhất gần 2 tháng do đồng USD mạnh và lo ngại về nhu cầu kim loại bị ảnh hưởng bởi suy thoái khi lãi suất không ngừng được điều chỉnh tăng.
Giá đồng kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch Kim loại London (LME) đã giảm 3,3% xuống 7.426 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 25/7. Giá đồng giao sau trên sàn Comex của Mỹ giảm 3,8% xuống 3,34 USD/lb. Tính chung cả tuần, giá đồng cũng giảm.
Ole Hansen, người phụ trách mảng chiến lược hàng hóa thuộc Ngân hàng Saxo ở Copenhagen, cho biết: "Triển vọng kinh tế vĩ mô đang ảnh hưởng khá mạnh đến kim loại công nghiệp. Lo ngại chính là các ngân hàng trung ương sẽ cho phép nền kinh tế rơi vào suy thoái trong nỗ lực kiểm soát lạm phát".
Hiện đồng đã phá vỡ dưới 7.475 USD/tấn, các nhà giao dịch cho rằng giá sẽ tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong 20 thán, là 6.955 USD chạm tới vào ngày 15/7, ông Hansen nói thêm.
Các tài sản rủi ro khác đã bị cuốn vào cuộc tranh giành để bán, với cổ phiếu chạm mức thấp nhất trong hai năm sau khi các nhà đầu tư nhận ra rằng sự gia tăng mạnh mẽ đối với lãi suất của Mỹ có thể sẽ tiếp tục lâu hơn dự kiến trước đó.
Chỉ số đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong hai thập kỷ, khiến hàng hóa được định giá bằng đồng tiền của Mỹ trở nên đắt hơn đối với người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.
Tuy nhiên, nguồn cung thắt chặt và nhu cầu tăng ở Trung Quốc đã hỗ trợ giá kim loại trong thời gian gần đây.
Một nhà sản xuất đồng có trụ sở tại Trung Quốc cho biết: “Lưới điện và các lĩnh vực năng lượng mới đã tăng đơn đặt hàng đối với các sản phẩm đồng của họ.
Thị trường nhôm cũng bị ảnh hưởng bởi dự kiến nguồn cung từ Nga ngày càng tăng sẽ làm giảm giá.
Giá nhôm trên sàn LME giảm 2,8% xuống 2.167 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2021, trong khi kẽm giảm 3,1% xuống 3.010,50 USD, cả hai đều thấp nhất trong khoảng hai tháng. Giá chì tăng 2,5% lên 1.805 USD. Giá niken giảm 4,9% xuống 23.365 USD và thiếc giảm 6,4% xuống 20.270 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá các kim loại cơ bản đều giảm.
Giá thép và quặng sắt giao sau trên thị trường Trung Quốc tăng vào thứ Sáu, với thép cây đạt mức cao nhất trong một tuần và quặng sắt thiết lập tuần tăng thứ ba liên tiếp, được hỗ trợ bởi các dấu hiệu gia tăng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng của nước này và nhu cầu mua trước kỳ nghỉ Tuần lễ vàng.
Hợp đồng thép cây giao tháng 1 – giao động sôi động nhất - trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đã kết thúc phiên giao dịch ban ngày tăng 1,3% lên 3.766 nhân dân tệ (530,61 USD)/tấn, sau khi có lúc chạm mức cao nhất kể từ ngày 15 tháng 9 ở mức 3.787 nhân dân tệ.
Hợp đồng quặng sắt giao tháng 1 - được giao dịch nhiều nhất - trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng 1,3% lên 719 nhân dân tệ (101,30 USD)/tấn.
Trên Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng quặng kỳ hạn tháng 10 tăng 0,1% lên 98,40 USD/tấn.
Theo nhà cung cấp dữ liệu ngành Mysteel, các nhà máy thép Trung Quốc đã tăng sản lượng trong tháng này, với sản lượng thép thô trung bình hàng ngày trong 10 ngày tính đến ngày 20 tháng 9 đạt mức cao nhất trong ba tháng là 2,89 triệu tấn.
"Hoạt động trên thị trường vật chất cũng đang tăng lên, khi ngành công nghiệp chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài một tuần vào đầu tháng 10", các chiến lược gia hàng hóa của ANZ cho biết trong một lưu ý.
Mysteel cũng cho biết nhu cầu thép trong nước được cải thiện và một số người tiêu dùng đầu cuối mua dự trữ trước kỳ nghỉ lễ khiến lượng tồn trữ trong kho của các thương nhân giảm 1,8% trong giai đoạn 16-22/9 so với một tuần trước đó.
Các nhà phân tích nhận thấy dấu hiệu gia tăng hoạt động xây dựng ở Trung Quốc, với 668 dự án của nhà phát triển bất động sản Evergrande đã tiếp tục xây dựng.
Giá thép cuộn cán nóng tăng 1,4%, trong khi thép không gỉ giảm 1,5%.
Nông sản: Giá ngô và đậu tương giảm, các nông sản khác tăng trong tuần
Trong tuần qua, giá lúa mì, đường và cà phê tăng, trong khi ngô và đậu tương giảm.
Giá lúa mì Mỹ kỳ hạn tương lai Mỹ giảm khoảng 3% vào thứ Sáu trong đợt bán tháo rộng rãi trên thị trường hàng hóa và cổ phiếu xuất phát từ lo ngại về suy thoái kinh tế sẽ làm giảm nhu cầu, các nhà phân tích cho biết.
Giá ngô và đậu tương kỳ hạn cũng theo xu hướng giảm này do bị áp lực bởi lo ngại suy thoái và thời tiết thuận lợi cho Mỹ tăng sản lượng.
Giá lúa mì kỳ hạn tháng 12 trên sàn Chicago giảm 30-1/4 cent xuống 8,80-1/2 USD/bushel, rút lui khỏi mức cao nhất trong hai tháng được thiết lập một ngày trước đó. Giá ngô giao cùng kỳ hạn giảm 11-1/2 cent xuống 6,76-3/4 USD/bushel, trong khi đậu tương giao tháng 11 giảm 31-1/4 cent xuống 14,25-3/4 USD/bushel.
Thị trường chứng khoán Phố Wall lao dốc, giá dầu thô tương lai của Mỹ giảm gần 6% và đồng USD chạm mức cao nhất trong hai thập kỷ, khiến ngũ cốc của Mỹ trở nên kém cạnh tranh hơn trên toàn cầu trong bối cảnh lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế thế giới
"Mọi thứ được diễn giải qua lăng kính của suy thoái toàn cầu, tác động tiêu cực đến nhu cầu hàng hóa, dẫn đến việc bán ra khi chúng ta bắt đầu vào cuối tuần", nhà kinh tế trưởng về hàng hóa của StoneX, Arlan Suderman, viết trong một lưu ý khách hàng.
Các thương nhân tiếp tục theo dõi cuộc xung đột ở Ukraine. Thị trường lúa mì kỳ hạn của Mỹ và châu Âu hôm thứ Năm (22/9) đạt mức cao nhất kể từ ngày 11/7, sau khi Moscow điều động thêm quân và mở các cuộc trưng cầu dân ý, làm dấy lên lo ngại về việc gián đoạn hoạt động thương mại ngũ cốc ở khu vực xuất khẩu quan trọng - Biển Đen.
Giá dầu cọ Malaysia giảm ngày thứ hai liên tiếp sau khi một nhà phân tích hàng đầu cảnh báo giá sẽ giảm hơn 30% vào cuối năm nay do nguồn cung dồi dào và nhu cầu yếu đi. Cụ thể, dầu cọ giao tháng 12 trên Sàn giao dịch phái sinh Bursa Malaysia giảm 93 ringgit, tương đương 2,43%, xuống 3.733 ringgit (815,60 USD)/tấn. Tuy nhiên, hợp đồng này đã ghi nhận tuần tăng thứ hai liên tiếp, với mcs tăng 0,2%.
Nhà phân tích hàng đầu Dorab Mistry tại hội nghị Globoil ở Agra, Ấn Độ, cho biết giá dầu cọ sẽ giảm xuống 2.500 ringgit (547,29 USD) vào cuối tháng 12.
Giá đường phiên cuối tuần cũng giảm do gia tăng lo ngại về suy thoái kinh tế thế giới, với đường thô kỳ hạn tháng 10 giá giảm 0,21%, tương đương 1,1%, xuống 18,28 cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 12 giảm 4,20 USD, tương đương 0,8%, xuống 532,70 USD/tấn.
Các đại lý cho biết thị trường nhận được một số sự hỗ trợ từ nguồn cung ngắn hạn thắt chặt đối với cả đường thô và đường trắng mặc dù nhìn chung vẫn được dự đoán là thặng dư toàn cầu trong niên vụ 2022/23.
Việc chuyển hướng sang sử dụng nhiều mía để làm đường thay vì sử dụng ethanol nhiên liệu sinh học từ mía ở nhà sản xuất hàng đầu Brazil cũng sẽ đảm bảo nguồn cung dồi dào trong trung hạn.
Giá cà phê arabica giao tháng 12 giảm 3,1 cent, tương đương 1,4%, xuống 2,2045 USD/lb; cà phê robusta giao tháng 11 giảm 6 USD, tương đương 0,3% xuống 2.232 USD/tấn.
Các đại lý cho biết Brazil đã có những cơn mưa, và triển vọng có mưa rào trong vài tuần tới đã giúp cải thiện triển vọng về vụ mùa năm tới của nhà sản xuất hàng đầu thế giới này.
Giá hàng hóa thế giới

 

 

ĐVT

Giá 16/9

Giá 23/9

23/9 so với 22/9

23/9 so với 22/9 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

85,98

78,74

-4,75

-5,69%

Dầu Brent

USD/thùng

92,34

86,15

-4,31

-4,76%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

71.320,00

68.860,00

-3.020,00

-4,20%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

7,63

6,83

-0,26

-3,68%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

242,60

238,30

-13,27

-5,27%

Dầu đốt

US cent/gallon

322,12

323,71

-17,44

-5,11%

Dầu khí

USD/tấn

956,75

963,00

-43,25

-4,30%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

83.000,00

83.000,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.677,70

1.655,60

-25,50

-1,52%

Vàng TOCOM

JPY/g

7.682,00

7.552,00

-165,00

-2,14%

Bạc New York

USD/ounce

19,45

18,91

-0,71

-3,60%

Bạc TOCOM

JPY/g

85,80

84,90

-3,60

-4,07%

Bạch kim

USD/ounce

905,41

859,64

-43,87

-4,86%

Palađi

USD/ounce

2.121,72

2.073,00

-99,82

-4,59%

Đồng New York

US cent/lb

352,20

334,30

-12,80

-3,69%

Đồng LME

USD/tấn

7.762,00

7.433,00

-247,00

-3,22%

Nhôm LME

USD/tấn

2.277,00

2.165,00

-63,50

-2,85%

Kẽm LME

USD/tấn

3.153,50

3.008,00

-98,50

-3,17%

Thiếc LME

USD/tấn

21.137,00

20.243,00

-1.407,00

-6,50%

Ngô

US cent/bushel

678,25

676,75

-11,50

-1,67%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

854,50

880,50

-30,25

-3,32%

Lúa mạch

US cent/bushel

396,25

395,00

-22,00

-5,28%

Gạo thô

USD/cwt

17,76

17,38

0,00

-0,03%

Đậu tương

US cent/bushel

1.454,50

1.425,75

-31,25

-2,14%

Khô đậu tương

USD/tấn

423,10

423,30

-5,60

-1,31%

Dầu đậu tương

US cent/lb

66,22

63,68

-2,78

-4,18%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

787,00

818,70

-0,90

-0,11%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.360,00

2.247,00

-74,00

-3,19%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

215,10

220,45

-3,10

-1,39%

Đường thô

US cent/lb

17,56

17,64

-0,36

-2,00%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

173,35

184,00

+2,85

+1,57%

Bông

US cent/lb

97,85

92,54

-4,00

-4,14%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

481,20

435,00

-25,20

-5,48%

Cao su TOCOM

JPY/kg

132,80

132,60

0,00

0,00%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

2,16

0,00

0,00%

 

 

 

Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)

Tags: hàng hóa