menu search
Đóng menu
Đóng

Xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 7 yếu hơn dự kiến

16:24 09/08/2017

Vinanet - Xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc tăng ít hơn nhiều so với dự kiến trong tháng 7, làm tăng lo ngại về liệu nhu cầu toàn cầu đang bắt đầu ảm đảm không, ngay cả khi các ngân hàng trung ương phương Tây cân nhắc giảm quy mô hỗ trợ kích thích kinh tế trong nhiều năm.
Trung Quốc và châu Âu đang tăng cường tăng trưởng thị phần trong năm nay, do xung đột chính trị tiếp tục cản trở các chính sách kích thích đang được tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy. Nhưng trong khi thương mại tổng thể của Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng mở mức độ mạnh trong tháng 8 ở mức 8,8%, đây là tốc độ thấp nhất trong năm nay.
Một số nhà phân tích đã ghi lại số liệu yếu hơn với các yếu tố theo mùa hay một lần, nhưng những người khác cho biết tăng trưởng nhập khẩu yếu hơn có thể là dấu hiệu cụ thể đầu tiên của một suy thoái đã dự kiến từ lâu tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sau khi bất ngờ mạnh trong nửa đầu năm.
Raymond Yeung, nhà kinh tế trưởng của Greater China tại ANZ, Kong Kong cho biết “nhu cầu bên ngoài không thực sự bị lo lắng dưới dạng triển vọng”, “nhưng chúng tôi phải thận trọng về triển vọng nhập khẩu”.
Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm xuống 7,2% trong tháng 7 so với một năm trước, tốc độ yếu nhất kể từ tháng 2 và đang nguội lành dần từ mức tăng 11,3% trong tháng 6. Giới phân tích đã dự kiến tăng 10,9%.
Ngược lại, nước láng giềng Hàn Quốc cho biết tăng trưởng xuất khẩu tăng tốc trong tháng 7 trong khi tăng trưởng xuất khẩu của Đài Loan khá ổn định.
Nhập khẩu của Trung Quốc tăng 11,0%, tăng trưởng thấp nhất kể từ tháng 12 và giảm từ mức tăng 17,2% trong tháng trước đó. Số liệu đó cũng không đạt dự báo tăng trưởng 16,6%.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng này là 46,74 tỷ USD, cao nhất kể từ tháng 1, so với dự báo 46,08 tỷ USD và 42,77 tỷ USD trong tháng 6. Số liệu thương mại tháng 7 là sơ bộ.
Số liệu đáng thất vọng này của Trung Quốc công bố một ngày sau khi cơ quan xếp hạng Fitch nâng cấp triển vọng của họ đối với kinh tế toàn cầu trong năm nay và năm tới, với lý do sự phục hồi tại Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi.
Capital Economics cho biết “mặc dù tăng vào cuối quý 2, tăng trưởng thương mại của Trung Quốc hiện nay theo xu hướng giảm. Đặc biệt, sự sụt giảm mạnh trong tăng trưởng nhập khẩu kể từ đầu năm nay cho thế nhu cầu trong nước đang yếu”.
Việc cải thiện nhu cầu toàn cầu, đặc biệt đối với lĩnh vực điện tử, đã thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc và các nền kinh tế châu Á phụ thuộc thương mại khác trong những tháng gần đây, sau nhiều năm xuất khẩu sụt giảm.
Nhưng các nhà đầu tư tập trung nhiều hơn vào nhu cầu mạnh để nhập khẩu, đặc biệt các hàng hóa công nghiệp như quặng sắt và than, đã gây giá tăng trên toàn cầu, lợi nhuận và cổ phiếu tăng đối với các công ty liên quan tới tài nguyên.
Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 7 giảm 2,4% so với một năm trước do một cơn sốt mua vào gần đây đã dịu đi, mặc dù giá thép tăng và sự bùng nổ xây dựng kéo dài một năm đã thúc đẩy các nhà máy tại nước sản xuất thép lớn nhất thế giới tăng sản lượng.
Bất chấp trị giá của đồng nhân dân tệ so với đồng đô la phục hồi mạnh trong những tháng gần đây - đồng nhân dân tệ tăng 3,5% từ đầu năm tới nay - các nhà phân tích đã hạ thấp tác động của nó tới dòng chảy thương mại. Dưới dạng nhân dân tệ, tăng trưởng trong xuất khẩu và nhập khẩu cũng giảm đáng kể xuống 11,2% và 14,7% tương ứng.
Số liệu ngày 8/8 cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ tăng 8,5% trong tháng 7 so với tháng 7/2016, tốc độ tăng thấp nhất kể từ tháng 2, trong khi nhập khẩu từ Mỹ tăng 24,2%.
Trung Quốc dã báo cáo thặng dư thương mại với Mỹ là 25,2 tỷ USD trong tháng 7, chỉ giảm nhẹ so với tháng 6.
Trong 7 tháng đầu năm nay, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của họ, tăng 5,9% lên 142,75 tỷ USD, ngay cả khi thặng dư thương mại tổng thể của Trung Quốc giảm.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn:Vinanet