Thông tin cơ bản về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Israel
Thời gian kí: ngày 4/8/2009.
Nơi kí kết: Hà Nội, Việt Nam.
Hiệp địnhTránh Đánh thuế Hai lần giữa Việt Nam và Israel được kí kết với mong muốn kí kết một Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản.
Phạm vi áp dụng Hiệp định
Hiệp định này áp dụng đối với các đối tượng là những đối tượng cư trú của một hoặc của cả hai Nước kí kết.
Các loại thuế bao gồm trong Hiệp định
1. Hiệp định này áp dụng đối với các loại thuế do một Nước kí kết đánh vào thu nhập và vào tài sản, bất kể hình thức áp dụng của các loại thế đó như thế nào.
2. Tất cả các loại thuế thu trên tổng thu nhập, tổng tài sản, hoặc những phần của thu nhập hoặc của tài sản, bao gồm các loại thuế đối với thu nhập từ việc chuyển nhượng động sản hoặc bất động sản, các loại thuế đánh trên tổng số tiền lương hoặc tiền công do doanh nghiệp trả, cũng như các loại thuế đánh trên phần giá trị tài sản tăng thêm đều được coi là thuế đánh vào thu nhập và vào tài sản.
3. Những loại thuế hiện hành được áp dụng trong Hiệp định
Tại Việt Nam
- Thuế thu nhập cá nhân;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp;
Tại Israel
- Thuế thu nhập và thuế công ty (bao gồm thuế đối với giá trị vốn tăng thêm);
- Thuế áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng tài sản theo Luật Thuế Bất động sản.
4. Hiệp định này cũng sẽ được áp dụng đối với bất kì các loại thuế nào có tính chất tương tự hoặc về cơ bản giống như các loại thuế trên được ban hành sau ngày kí Hiệp định này để bổ sung, hoặc thay thế các loại thuế hiện hành.
Các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước kia kết sẽ thông báo cho nhau những thay đổi quan trọng trong các luật thuế của từng Nước.
Thủ tục thỏa thuận song phương
1. Trường hợp đối tượng cư trú của một Nước kí kết nhận thấy rằng việc giải quyết của một hoặc cả hai Nước kí kết làm cho đối tượng đó phải nộp thuế không đúng với những qui định của Hiệp định này, đối tượng này có thể giải trình trường hợp của mình với nhà chức trách có thẩm quyền của Nước kí kết nơi mà đối tượng đó là đối tượng cư trú.
Mặc dù trong nội luật của hai Nước đã qui định về chế độ xử lí khiếu nại. Trường hợp đó phải được giải trình trong thời hạn 3 năm kể từ lần thông báo đầu tiên dẫn đến chế độ thuế áp dụng không đúng với những qui định của Hiệp định.
2. Nhà chức trách có thẩm quyền sẽ cố gắng, nếu như việc khiếu nại là hợp lí và nếu bản thân nhà chức trách đó không thể đi đến một giải pháp thỏa đáng, phối hợp với nhà chức trách có thẩm quyền của Nước kí kết kia để cùng giải quyết trường hợp khiếu nại bằng thỏa thuận chung, nhằm mục đích tránh đánh thuế không phù hợp với nội dung của Hiệp định này. Mọi thỏa thuận đạt được sẽ được thực hiện không căn cứ vào những giới hạn thời gian ghi trong nội luật của hai Nước kí kết.
3. Nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước kí kết sẽ cùng nhau cố gắng giải quyết bằng thỏa thuận chung mọi khó khăn hoặc vướng mắc nảy sinh trong quá trình giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này. Nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước kí kết cũng có thể trao đổi với nhau nhằm xóa bỏ việc đánh thuế hai lần trong các trường hợp không được qui định tại Hiệp định.
4. Các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước kí kết có thể liên hệ trực tiếp với nhau nhằm mục đích đạt được một thỏa thuận theo nội dung những khoản trên đây.
Chi tiết về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Israel