Hợp đồng quặng sắt giao tháng 9 được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên (DCE) giảm 0,75% xuống còn 729,5 CNY/tấn (tương đương khoảng 101,3 USD). Tính chung cả tuần, hợp đồng này đã tăng 4,7%.
Trên Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng chuẩn giao tháng 6 giảm 0,68% xuống còn 100,5 USD/tấn vào lúc 02:20 GMT, ghi nhận mức tăng 3,7% trong tuần.
Theo kết quả khảo sát của công ty tư vấn Mysteel, sản lượng gang nóng trung bình hàng ngày – một chỉ số phản ánh nhu cầu quặng sắt – đã giảm 0,4% so với tuần trước, xuống còn khoảng 2,45 triệu tấn tính đến ngày 15/5. Thông tin này gây áp lực lên tâm lý thị trường và giá cả.
Mặc dù vậy, một số nhà phân tích và thương nhân cho rằng sản lượng gang nóng khó có thể giảm sâu trong ít nhất hai tháng tới (tháng 5 và tháng 6), do các nhà máy vẫn đang duy trì mức lợi nhuận đủ hấp dẫn để hoạt động ở công suất cao. Thêm vào đó, việc căng thẳng thương mại tạm thời hạ nhiệt cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy làn sóng giao hàng thép sớm ra nước ngoài.
Các chuyên gia tại Benchmark Mineral Intelligence dự báo giá quặng sắt trung bình trong năm nay sẽ ở mức khoảng 100 USD/tấn. Dự báo này phản ánh sự giằng co giữa triển vọng nhu cầu không mấy khả quan – do khả năng Trung Quốc áp dụng hạn chế sản lượng thép – và sự lạc quan mới về tình hình thương mại quốc tế.
Giá các nguyên liệu luyện thép khác trên Sàn DCE cũng đi xuống, trong đó than luyện cốc giảm 2,88% và than cốc giảm 1,49%. Trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải, giá các sản phẩm thép cũng đồng loạt điều chỉnh giảm. Giá thép cây giảm 0,51%, thép cuộn cán nóng giảm 0,55%, thép dây giảm 0,38% và thép không gỉ giảm 0,42%.
Nguồn:VINANET/VITIC/Reuters