menu search
Đóng menu
Đóng

Giá sắt thép hôm nay 2/11: Quặng sắt Trung Quốc giảm xuống mức thấp gần 1 năm

16:06 02/11/2021

Giá quặng sắt giảm 10% xuống 565,5 CNY/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 18 tháng 11/2020. Giá than luyện cốc  giảm 1,4% xuống 2.192 CNY/tấn. Giá than cốc tăng nhẹ 0,1% lên 2.967 CNY/tấn. Giá thép cây giảm 7,3% xuống 4.264 CNY/tấn.
 
Giá quặng sắt kỳ hạn tại Trung Quốc ngày 2/11 giảm xuống dưới 600 CNY (tương đương 93,75 USD)/tấn lần đầu tiên trong gần 1 năm do tình trạng nguồn cung thấp và triển vọng nhu cầu kém.
Các lô hàng xuất khảu quặng sắt từ các công ty khai thác lớn ở Australia và Brazil đã ổn định ở mức tương đối cao. Xuất khẩu quặng sắt từ hai nước tăng gần một triệu tấn lên 23,96 triệu tấn tính đến ngày 1/11.
Tồn kho quặng sắt tại 45 cảng ở Trung Quốc trong tuần này đã tăng lên 146,5 triệu tấn, tăng 4,05 triệu tấn so với tuần trước đó.
Tuy nhiên, nhu cầu nguyên liệu thô vẫn ở mức thấp do việc kiểm soát sản xuất thép và tiêu thụ ở hạ nguồn chậm, bị ảnh hưởng bởi mùa nóng và Thế vận hội mùa đông nên Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng cường các biện pháp cắt giảm sản lượng.

Tồn kho quặng sắt tại 45 cảng ở Trung Quốc đã tăng lên 146,5 triệu tấn.

Sản lượng sắt nấu chảy hàng ngày đang ở mức thấp hơn nhiều so với cùng kỳ trong hai năm qua và có thể tiếp tục yếu trong ngắn hạn đến trung hạn.
Việc tiêu thụ các sản phẩm thép cũng không đạt kỳ vọng do thị trường bất động sản và cơ sở hạ tầng bị trì trệ.
Trên sàn hàng hóa Đại Liên, giá quặng sắt giao tháng 1/2021 giảm 10% xuống 565,5 CNY/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 18 tháng 11/2020.
Giá than luyện cốc được giao dịch trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên giảm 1,4% xuống 2.192 CNY/tấn.
Giá than cốc tăng nhẹ 0,1% lên 2.967 CNY/tấn, sau khi tăng 5,1% trước đó trong phiên.
Giá thép cây xây dựng trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 7,3% xuống 4.264 CNY/tấn.
Giá thép cuộn cán nóng giảm 6,5% xuống 4.608 CNY/tấn và thép không gỉ kỳ hạn giảm 1,9% xuống 18.540 CNY/tấn.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã chấm dứt tranh chấp về thuế thép và nhôm. Họ cho biết sẽ làm việc trên một thỏa thuận toàn cầu để chống lại sản xuất “bẩn” và tình trạng dư thừa trong ngành.
Thỏa thuận giữa EU và Mỹ trong tương lai sẽ là một thách thức đối với Trung Quốc - quốc gia sản xuất hơn một nửa lượng thép của thế giới, nơi EU và Mỹ cáo buộc tạo ra tình trạng dư thừa công suất, đe dọa sự tồn tại của ngành thép.

Nguồn:VINANET/VITIC/Reuters