Cảnh báo này đã kéo giá quặng sắt kỳ hạn của châu Á sụt giảm trong hai ngày liên tiếp, dẫn đến một đợt bán ra khác trong khu phức hợp kim loại.
Theo đó, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Đại Liên giảm 0,1% xuống 1.058 CNY (tương đương 165,18 USD)/tấn, là phiên giảm thứ 5 liên tiếp. Giá thép được giao dịch trên sàn Singapore tăng nhẹ 1% lên 184,35 USD/tấn. Giá thép thanh vằn trên sàn Thượng Hải giảm 0,7%, trong khi thép cuộn cán nóng giảm 0,6% và thép không gỉ giảm 0,6%.
Kể từ khi chạm mức cao kỷ lục 1.358 CNY/tấn vào ngày 12/5, giá quặng sắt trên Sàn DCE đã giảm hơn 20% trong bối cảnh giá thép tăng cao do các hạn chế về môi trường trong sản xuất ngày càng trở nên khắt khe.
Giá tại các nhà máy ở Trung Quốc đã tăng 7% trong tháng 4 sau khi giảm đều trong năm 2020.
Ủy Ban Cải cách và Phát triển Quốc của Trung Quốc thông báo sẽ tập trung giải quyết tình trạng một số mặt hàng tăng quá nóng trong thời gian gần đây.
Cụ thể, cơ quan phát triển chính sách kinh tế này của Trung Quốc sẽ nhắm đến các đơn vị độc quyền hàng hóa, việc truyền bá thông tin sai lệch và tình trạng tích trữ thừa hàng hóa với các biện pháp ngăn chặn việc tăng giá hàng hóa, gây ảnh hưởng đến giá cả hàng tiêu dùng. Cơ quan này cũng cảnh báo các doanh nghiệp không tham gia thao túng thị trường khi các yếu tố đầu cơ quá đà đang khiến giá hàng hóa tăng mạnh trong thời gian gần đây.
Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới, và giá nguyên liệu thô ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất. Giá tại các nhà máy ở Trung Quốc đã tăng 7% trong tháng 4 sau khi giảm đều trong năm 2020.
Ngoài cam kết sẽ tăng sản lượng ở một số mặt hàng như than, động thái mới nhất của Chính phủ Trung Quốc phát tín hiệu giá cả thị trường hàng hóa sẽ còn tiếp tục hạ nhiệt trong thời gian tới. Các doanh nghiệp xây dựng vốn bị ảnh hưởng bởi chu kỳ tăng giá vừa rồi sẽ được hưởng lợi khi giá đầu vào đi xuống, nhưng các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa như thép và nhôm sẽ ghi nhận sụt giảm biên lợi nhuận khá mạnh khi sản phẩm không còn bán được với mức giá quá cao như trước.
Giám đốc điều hành của Navigate Commodities ở Singapore, Atilla Widnell, cho biết: "Trung Quốc ngày càng siết chặt việc giám sát thị trường hàng hóa kỳ hạn bởi các cơ quan chính phủ nước này cần phải kiểm soát tình trạng đầu cơ - đã đẩy giá lên mức cao kỷ lục như gần đây".
Nguồn:VITIC/Reuter