Giá thép tại miền Bắc
Các thương hiệu thép trong nước tiếp tục duy trì, ổn định mức giá. Với thép Hòa Phát, các sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 ở mức 18.270 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 17.810 đồng/kg.
Với thương hiệu thép Việt Ý ổn định giá bán, với 2 sản phẩm là thép cuộn CB240 hiện có giá 18.170 đồng/kg; thép D10 CB300 ở mức 17.560 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức, giá bán thép cuộn CB240 ở mức 18.110 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.610 đồng/kg.
Tương tự, với thương hiệu thép Kyoei, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 18.110 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.610 đồng/kg.
Công ty thép Thái Nguyên, với thép cuộn CB240 ổn định mức giá 10 ngày liên tiếp có giá 17.960 đồng/kg; thép D10 CB300 giữ nguyên giá từ ngày 12/5 ở mức 17.710 đồng/kg.
Thương hiệu thép Mỹ, hiện thép cuộn CB240 ở mức giá 17.960 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá là 17.810 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Tại thị trường miền Trung, thương hiệu thép xây dựng Hòa Phát, với thép cuộn CB240 ở mức 18.060 đồng/kg; giá thép thanh vằn D10 CB300 có giá là 17.810 đồng/kg.
Thương hiệu Thép Pomina, với 2 sản phẩm là dòng thép cuộn CB240 có giá 17.810 đồng/kg; thép D10 CB300 đang ở mức 17.910 đồng/kg.
Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 có giá 18.420 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện ở mức 18.060 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thương hiệu Hòa Phát tại thị trường niềm Nam, với thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.010 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.560 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina tại thị trường miền Nam, với thép cuộn CB240 ở mức 17.510 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 đang ổn định nhiều ngày liên tiếp, có giá 17.610 đồng/kg.
Tương tự, thương hiệu thép Tung Ho, với giá thép cuộn CB240 đang ở mức 17.810 đồng/kg; thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.360 đồng/kg.
Thương hiệu thép Miền Nam, với sản phẩm thép cuộn CB240 đang ở mức giá 17.960 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 duy trì ở mức giá 17.810 đồng/kg.
Bộ Công Thương đề xuất xây dựng nhà sản xuất thép thương hiệu Việt xứng tầm với quy mô trong khu vực cũng như trên thế giới.
Chiều ngày 27/5, tại buổi làm việc giữa Bộ Công Thương với các doanh nghiệp ngành thép, Cục trưởng Cục Công nghiệp Trương Thanh Hoài cho biết nhu cầu thép của Việt Nam đều tăng ở mức 2 con số mỗi năm. Năng lực sản xuất của các nhà máy trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu thép xây dựng thông thường. Một số sản phẩm xuất khẩu cao như tôn mạ, ống thép, thép cuộn cán nguội.
Tuy nhiên, các chủng loại thép khác phục vụ ngành chế biến chế tạo và công nghiệp hỗ trợ như: thép cuộn cán nóng, thép hợp kim, thép chế tạo cơ khí, thép tấm cán nóng, thép tấm cán nguội,… còn phải nhập khẩu.
Đại diện Bộ Công Thương đề xuất xây dựng nhà sản xuất thép thương hiệu Việt xứng tầm với quy mô trong khu vực cũng như trên thế giới; khuyến khích các nhà đầu tư mới đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép tại các vùng duyên hải, có cảng nước sâu, đảm bảo nguồn cung thép HRC cho tiêu thụ trong nước.
Đối với vấn đề thị trường, đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương hy vọng mở rộng các thị trường nước ngoài đối với các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh; xuất khẩu các sản phẩm thép có giá trị gia tăng trong nước cao…