menu search
Đóng menu
Đóng

TT sắt thép thế giới ngày 14/1/2019: Giá tăng do dự trữ bổ sung

10:43 14/01/2019

Vinanet - Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số giá quặng sắt (CIOPI) ngày 11/12019 đạt 263,11 điểm, tăng 0,32% tương đương 0,83 điểm so so với chỉ số trước đó.

Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt đạt 241,92 điểm, tăng 0,08% tương đương 0,2 điểm so với chỉ số trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 266,31 điểm, tăng 0,35% tương đương 0,93 điểm so với chỉ số trước đó.

Các thương nhân thép dự trữ bổ sung trước Tết Nguyên đán. Giá than luyện cốc tại Đại Liên tăng sau tai nạn mỏ than. Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc năm 2018 giảm 1%.

Giá thép tại Trung Quốc ngày 14/1/2019 tăng, với giá thanh cốt thép tăng hơn 1% do các thương nhân bổ sung dự trữ, trong khi giá than luyện cốc tăng hơn 3%, sau vụ sập mỏ than đá gây chết người tại tỉnh Thiểm Tây hôm thứ bảy (12/1/2019). Giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn Thượng Hải tăng 1,3% lên 3.562 CNY (528,93 USD)/tấn. Giá thép cuộn cán nóng tăng 0,7% lên 3.446 CNY/tấn.

Giá than luyện cốc kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn Đại Liên tăng 3,7% lên 1.256 CNY/tấn, giá than cốc tăng 2,8% lên 2008 CNY/tấn. Giá than luyện cốc tăng sau thông tin cho rằng, Cơ quan An toàn Mỏ than Quốc gia Trung Quốc yêu cầu một số doanh nghiệp khai thác mỏ tại trung tâm than đá lớn thuộc tỉnh Sơn Đông và Hà Nam và một số khu vực đông bắc Trung Quốc đã ngừng hoạt động để kiểm tra kéo dài đến tháng 6/2019.

Giá quặng sắt giao ngay sang Trung Quốc duy trì vững ở mức 74,8 USD/tấn hôm thứ sáu (11/1/2019), công ty tư vấn SteelHome cho biết.

Darren Toh, nhà phân tích dữ liệu thép và quặng sắt thuộc Tivlon Technologies, Singapore cho biết: “Mô hình phân tích dự trữ thép của chúng tôi (chỉ ra rằng) các thương nhân thép đang bắt đầu dự trữ trước Tết Nguyên đán (tháng tới)”. Tâm lý thị trường đang tích cực sau khi chính phủ Trung Quốc phê duyệt một số dự án cơ sở hạ tầng, sẽ triển khai vào quý 2/2019.

Số liệu hải quan cho biết, nhập khẩu quặng sắt Trung Quốc năm 2018 giảm 1% so với năm 2017, năm giàm đầu tiên kể từ năm 2010, xuống còn 1,064 tỉ tấn.

Các thông tin khác:

Thanh cốt thép: Theo thống kê, trong tháng 11/2018 Nhật Bản đã xuất khẩu khoảng 28.000 tấn thanh cốt thép, trong số đó xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt  17.000 tấn, sang Mexico đạt 10.400 tấn, sang Trung Quốc đạt 230 tấn.

Trong 11 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu thanh cốt thép của Nhật Bản đạt 260.500 tấn, trong số đó, xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 207.000 tấn, sang Cộng hòa Dominica đạt 20.400 tấn, sang Trung Quốc đạt 3.200 tấn.

Thép HRC: Trong tháng 11/2018, Nhật Bản đã xuất khẩu 789.000 tấn thép cuộn cán nóng, giảm 8,59% so với tháng 10/2018, cũng giảm 2,27% so với tháng 11/2017.

Trong số đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 106.000 tấn,  giảm 8,27% so với tháng trước đó nhưng tăng 18,15% so với tháng 11/2017, sang Mỹ đạt 1.600 tấn, giảm 953,42% so với tháng 10/2018 và giảm 15,16% so với tháng 11/2017, sang Đài Loan (TQ) đạt 31.500 tấn, tăng 64,33% so với tháng 10/2018 và tăng 62,03% so với tháng 11/2017, sang Hàn Quốc đạt 150.000 tấn, giảm 9,92% so với tháng 10/2018 và giảm 15,71% so với tháng 11/2017.

Thép phế liệu không gỉ: Theo thống kê, nhập khẩu thép phế liệu không gỉ của Nhật Bản trong tháng 11/2018 đạt 4.700 tấn, giảm 24,96% so với tháng 10/2018. Trong số đó, nhập khẩu thép phế liệu từ Hàn Quốc đạt 2.100 tấn, giảm 25,22% so với tháng 10/2018, Mỹ đạt 900 tấn, Đài Loan (TQ) đạt  840 tấn.

Trong 11 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu thép phế liệu của Nhật Bản đạt 76.000 tấn, giảm 25,66% so với cùng kỳ năm 2017. Trong số đó,  nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 37.000 tấn, giảm 34,86% so với cùng kỳ năm 2017, từ Đài Loan đạt 18.400 tấn, từ Mỹ đạt 9.500 tấn.

Ngoài ra, xuất khẩu thép phế liệu không gỉ của Nhật Bản trong tháng 11/2018 đạt 14.000 tấn, giảm 2,21% so với tháng 10/2018. Xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm 2018 đạt 175.000 tấn, giảm 0,93% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong số đó, xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 98.000 tấn, giảm 10,42% so với cùng kỳ năm 2017, tiếp theo là Đài Loan đạt 27.500 tấn, Trung Quốc đạt 16.600 tấn.

Thép ống: Thống kê hải quan Đài Loan (TQ), xuất khẩu thép ống hàn của Đài Loan trong tháng 12/2018 đạt 42.500 tấn, giảm 14% so với tháng 11/2018.

Các nước xuất khẩu chủ yếu là Mỹ đạt 29.400 tấn, Australia đạt 2.800 tấn. Các nước nhập khẩu chủ yếu là Việt Nam, Canada, Thái Lan và Trung Quốc.

Tuy nhiên, xuất khẩu thép ống năm 2018 đạt 466.000 tấn, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong số đó, Thép ống của Đài Loan xuất khẩu sang Mỹ chiếm 69% trong tổng xuất khẩu, Mỹ là thị trường xuất khẩu thép ống chủ yếu của Đài Loan.

Thép tấm: China Steel Corporation (CSC), nhà sản xuất thép cacbon lớn nhất tại Đài Loan (TQ) cho biết, sẽ giữ giá thép tấm AP không thay đổi trong tháng 2/2019.

Sau khi điều chỉnh, giá thép ở mức 20.400 NTD/tấn.  Ngoài ra, hiện tại không có nguồn nhập khẩu giá rẻ tại Đài Loan. Tuy nhiên, nhu cầu sẽ duy trì ổn định trên thị trường. Do chi phí nhập khẩu thép ở mức cao, giá thép tấm không thể thấp hơn nữa.

Thép: Thống kê từ Viện Sắt và Thép Mỹ (AISI), xuất khẩu từ các nhà máy thép Mỹ trong tháng 11/2018 đạt 7,83 triệu tấn, giảm 4,2% so với tháng 10/2018, nhưng tăng 5,6% so với tháng 11/2017. Xuất khẩu trong năm 2018 đạt 87,47 triệu tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong số đó, xuất khẩu thép cuộn cán nóng trong tháng 11/2018 giảm 6% so với tháng 10/2018, thép cuộn cán nguội giảm 6% so với tháng 10/2018 và thép cuộn mạ kẽm nhúng nóng giảm 8% so với tháng 10/2018.

Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn:vinanet