menu search
Đóng menu
Đóng

TT sắt thép thế giới ngày 21/8/2020: Giá quặng sắt tại Đại Liên giảm

15:20 21/08/2020

Giá quặng sắt tại Đại Liên tăng tuần thứ 6 liên tiếp trong 7 tuần. Các nhà máy thép Trung Quốc thận trọng khi giá quặng sắt tăng.
 
Giá quặng sắt tại Đại Liên ngày 21/8/2020 giảm sau khi tăng mạnh, do lạc quan về triển vọng nhu cầu thép tại Trung Quốc, song giá quặng sắt tại Đại Liên có tuần tăng thứ 6 liên tiếp trong 7 tuần.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Đại Liên giảm 0,7% xuống 846,5 CNY (122,58 USD)/tấn, song có tuần tăng 1,8%.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Singapore giảm 0,4% xuống 123,29 USD/tấn.
Giá quặng sắt tăng lên mức cao đỉnh điểm nhiều năm trong tuần này khi các nhà máy thép và các thương nhân thúc đẩy mua vào, kỳ vọng các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc sẽ khiến nhu cầu tăng mạnh, cụ thể thanh cốt thép.
Nguồn cung giảm cũng gây áp lực giá, với virus corona bùng phát tại nước sản xuất lớn – Brazil - ảnh hưởng đến hoạt động khai thác.
Các thương nhân Trung Quốc vẫn lạc quan và vẫn giữ mức giá cao, khiến các nhà máy thép chờ đợi, công ty tư vấn Mysteel cho biết.
Một số nhà phân tích dự kiến sự phục hồi kinh tế mô hình chữ V đối với Trung Quốc – nước sản xuất và tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới – sau cú sốc đại dịch.
Tuy nhiên, sự thiếu phục hồi trong lĩnh vực bán lẻ và đầu tư tư nhân sẽ tiếp tục tập trung vào kích thích để thúc đẩy tăng trưởng, điều này sẽ có lợi cho xuất khẩu hàng hóa của Australia bao gồm quặng sắt, Tapas Strickland, nhà kinh tế thuộc National Australia Bank cho biết.
Giá quặng sắt có thể tăng mạnh trong nhiều tuần tới, song nguồn cung tăng cao có thể hạn chế đà tăng.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay đạt 126,5 USD/tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết. Các chỉ số công nghiệp khác cho biết giá gần hoặc thậm chí cao hơn mức 130 USD/tấn.
Trên sàn Thượng Hải, giá thanh cốt thép tăng 0,3%, trong khi giá thép cuộn cán nóng giảm 0,1% và thép không gỉ giảm 0,3%.
Trên sàn Đại Liên, giá than luyện cốc tăng 1% song giá than cốc giảm 2,3%.
Các thông tin khác:
Thép phế liệu: Trong nửa đầu năm 2020, Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu 9,7 triệu tấn thép phế liệu, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số đó, nhập khẩu từ Mỹ chiếm phần lớn đạt 1,96 triệu tấn, tăng 350.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Hà Lan đứng thứ 2 đạt 1,4 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp theo là Anh đạt 968.000 tấn, giảm 15,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thanh cốt thép và thép cuộn: Sản lượng thanh cốt thép của Trung Quốc trong tháng 7/2020 đạt 23,9 triệu tấn, tăng 5,3% so với tháng 7/2019. Sản lượng thép cuộn đạt 14,5 triệu tấn, tăng 7,5% so với tháng 7/2019.
Trong 7 tháng đầu năm 2020, sản lượng thanh cốt thép của Trung Quốc đạt 147,4 triệu tấn, tăng gần 3% so với cùng kỳ năm ngoái, thép cuộn đạt 14,5 triệu tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thép HRC: Trong tháng 6/2020, Mỹ xuất khẩu 20.500 tấn thép cuộn cán nóng (HRC), giảm 1,2% so với tháng 5/2020 và cũng giảm 42,3% so với tháng 6/2019.
Trong số đó, xuất khẩu sang Mexico chiếm phần lớn đạt 12.000 tấn so với 16.000 tấn tháng 5/2020 và 23.000 tấn tháng 6/2019. Canada là thị trường thứ 2 đạt 8.000 tấn. Xuất khẩu sang các nước khác đạt ít hơn 1.000 tấn.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu 1,6 triệu tấn thép HRC, giảm gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số đó, nhập khẩu từ Nga chiếm phần lớn, đạt 495.000 tấn, giảm 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Ukraine đứng thứ 2 đạt 286.000 tấn.

Nguồn:VITIC/Reuters