menu search
Đóng menu
Đóng

Vận tải biển toàn cầu lại bị gián đoạn, lần này do lũ lụt ở châu Âu và Trung Quốc

08:26 28/07/2021

Ngành vận tải biển năm nay gặp hàng loạt đợt gián đoạn lớn, từ vụ tắc nghẽn ở kênh đào Suez cho đến sự trì hoãn hoạt động vì Covid-19 tại các cảng ở miền nam Trung Quốc.

Lũ lụt ở Trung Quốc và châu Âu là "một đòn giáng nữa" vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, theo CEO một công ty vận tải biển.

 
Các trận lũ xảy ra tại Trung Quốc và châu Âu thực sự là “một đòn giáng mạnh” đối với các chuỗi cung ứng toàn cầu, Tim Huxley, CEO của công ty vận tải Mandarin Shipping, chia sẻ. “Một tuần trôi qua và hầu như không có gì mới".
Vận tải biển trong năm nay từng phải đối mặt nhiều lần gián đoạn. Khi nhiều quốc gia bắt đầu hồi phục sau đại dịch, sự gia tăng tiêu dùng gián tiếp gây ra tình trạng thiếu hụt container, tắc nghẽn luồng vận chuyển hàng hóa và chi phí vận tải leo thang.
Sau đó, trong tháng 4, một trong những con tàu chở container lớn nhất thế giới bị mắc kẹt trên kênh đào Suez, khiến cho dòng phương tiện di chuyển qua kênh bị ách tắc gần 1 tuần. Kênh đào Suez là một trong những tuyến đường biển đông đúc nhất thế giới, với khoảng 12% tổng giá trị hàng hóa thương mại toàn cầu được vận chuyển qua đây.
Trong tháng 6, số lượng các ca nhiễm Covid-19 tăng lên tại miền mam Trung Quốc khiến cho các cảng biển tại khu vực này bị ách tắc, một lần nữa khiến chi phí vận tải tăng vọt.
Debris is collected after heavy rainfalls in Ahrweiler, along Ahr river in Rhineland-Palatinate state, Germany, July 22, 2021. REUTERS/Christian Mang 
Đường sắt 'đứt gãy' bởi lũ lụt tại châu Âu
Mưa lớn và lụt phá hủy nhiều phần thuộc khu vực phía tây Lục địa Già. Một vài địa phương tại Đức và Bỉ được đánh giá rơi vào tình trạng lũ lụt nghiêm trọng. Một phần của Thụy Sĩ, Luxembourg và Hà Lan cũng bị ảnh hưởng.
“Chuỗi cung ứng sẽ bị gián đoạn do các tuyến đường sắt bị phá hủy hoặc chia cắt”, Huxley chia sẻ.
Ông cho biết các tuyến đường sắt xuất phát từ Cộng hòa Séc và Slovakia tới các cảng biển Rotterdam và Hamburg đang bị “chia cắt” nghiêm trọng.
“Điều đó sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn luồng luân chuyển hàng hóa”, ông cho biết. “Các ngành công nghiệp chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng”.
Huxley nhắc tới trường hợp của Thyssenkrupp, cho rằng ông lớn sản xuất thép của Đức này sẽ không thể nhập nguyên liệu thô phục vụ cho quá trình sản xuất vì lũ lụt.
“Lũ lụt sẽ có ảnh hưởng lên các ngành công nghiệp như sản xuất xe hơi, đồ gia dụng và nhiều ngành công nghiệp khác”, ông cho biết.
S&P Global Platts cho biết trong một lá thư gửi tới các khách hàng rằng Thyssenkrupp đã tuyên bố trình trạng bất khả kháng vào ngày 16/7. Một sự kiện bất khả kháng xảy ra trong các trường hợp không thể dự báo trước, ví dụ như các thảm họa thiên nhiên, khiến cho một bên không thể hoàn thành các nghĩa vụ trong hợp đồng, nhằm tránh các khoản phạt.
Một nguồn thạo tin chia sẻ với S&P Global Platts rằng nhiều đoạn đường sắt tại Hagen đã bị “phá hủy”, thêm vào đó là tình trạng khó khăn trong công tác huy động phương tiện cơ giới phục vụ công tác vận chuyển hàng hóa. Hagen là một thành phố nằm ở phía tây Đức, nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt lũ vừa qua.
Lũ lụt tại Hà Nam làm gián đoạn chuỗi cung ứng than và lúa mì
Cũng trong thời gian này, tình trạng gián đoạn gây ra bởi lũ lụt tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, cũng đang diễn biến tồi tệ hơn. Hà Nam là một tỉnh nằm sâu trong nội địa Trung Quốc, không có đường bờ biển.
Các tuyến đường sắt bị tê liệt, một lần nữa, gây ra “ảnh hưởng lớn”, ông cho biết.
“Rõ ràng rằng, điều đó ảnh hưởng tới quá trình vận tải hàng hóa nói chung, khiến cho chi phí vận tải tăng lên”.
Quá trình phân phối lúa mì và than đã bị ảnh hưởng, theo Huxley. Hà Nam là “thủ phủ” lúa mì của Trung Quốc, với sản lượng 38 triệu tấn trong màu hè năm nay.

Nguồn:ndh.vn

Link gốc