menu search
Đóng menu
Đóng

Dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Trung Quốc đạt thấp 3,3%

09:01 22/08/2022

Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang ở trong một thời kỳ khó khăn do ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid.

Thời điểm rất khó khăn do Trung Quốc đang chuẩn bị tiến tới Đại hội Đảng Cộng sản toàn quốc lần thứ 20 vào tháng 11/2022, dự kiến Tập Cận Bình sẽ tiếp tục nắm quyền chủ tịch. Vấn đề đáng chú ý là bong bóng tài sản xì hơi.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tháng trước đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Trung Quốc xuống còn 3,3%, đây là tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong 4 thập kỷ - không tính mức giảm mạnh do Covid năm 2020 - và thấp hơn mục tiêu 5,5% của chính phủ.
Ông Raymond Yeung, chuyên gia kinh tế trưởng của ANZ cho biết, tháng 7/2022, hầu như tất cả các số liệu, từ doanh số bán lẻ và sản xuất đến đầu tư của Trung Quốc đều không đạt được mục tiêu. Nỗi lo lớn nhất là việc làm, khoảng 20% thanh niên thất nghiệp ở các thành phố, mức cao nhất từ trước đến nay.
Ông Yeung cho biết, việc đóng cửa để thực thi chính sách zero-Covid của Trung Quốc làm suy giảm tốc độ tăng trưởng hiện tại và tương lai sẽ tiếp tục giảm, ngày càng nhiều người trẻ không có việc làm, thị trường bất động sản của Trung Quốc suy yếu.
Trung Quốc là đối tác thương mại hai chiều lớn nhất của Australia, chiếm khoảng một phần ba tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc. Chỉ riêng trong tháng 6/2022, xuất khẩu của Australia sang Trung Quốc (không bao gồm Hồng Kông) đạt 16,3 tỷ USD, gần gấp đôi so với mức 8,8 tỷ USD nhập khẩu, Cục Thống kê Australia cho biết, xuất khẩu đã tăng gấp 140 lần so với tháng 1/1988.
Trước Covid, Trung Quốc đã cạnh tranh với New Zealand về nguồn khách du lịch rất lớn, đạt 1,5 triệu người vào năm 2019. Trung Quốc cũng là nơi cung cấp gần 40% sinh viên quốc tế, gấp đôi thị phần của Ấn Độ.
Trung Quốc thống trị nhu cầu toàn cầu về nguyên liệu thô, tiêu thụ 70% lượng quặng sắt xuất khẩu của thế giới, phần lớn được khai thác từ Pilbara. Nhưng nhập khẩu than và dầu của Trung Quốc đang giảm, Ông Lauri Myllyvirta, nhà phân tích hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch cho biết, sự kết hợp giữa nhu cầu chậm và việc tự cung tự cấp về năng lượng và tài nguyên ở Trung Quốc sẽ là trở ngại cho các nhà xuất khẩu hàng hóa.
Ông Myllyvirta cho rằng, sản lượng xi măng và thép của Trung Quốc trong tháng 7/2022 sụt giảm chứng tỏ sự sụt giảm của thị trường bất động sản. Thép đã phục hồi nhưng hiện đang giảm trở lại, điều này phản ánh sự khó khăn lớn trong lĩnh vực bất động sản.Ông Michael Pettis, giáo sư tài chính tại Trường Quản lý Quảng Hoa của Đại học Bắc Kinh, từ lâu đã cảnh báo về những nguy hiểm do giá bất động sản tăng cao trong 30 năm qua.Nền kinh tế của Trung Quốc gần bằng 3/4 của Mỹ hoặc Châu Âu, tài sản bất động sản đã tăng gấp đôi quy mô của Mỹ và gấp 3 lần của Châu Âu.
Bà Jane Golley, giáo sư kinh tế tại Trường Chính sách Công Crawford của ANU cho biết, thay vì tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm 8%, Trung Quốc có thể sẽ đạt mức trung bình 2-3% trong thời gian tới

Nguồn:Vinanet/VITIC/theguardian.com