menu search
Đóng menu
Đóng

Kinh tế Đức 5 tháng đầu năm 2024

11:00 30/07/2024

Đức là nước có nền kinh tế lớn nhất châu Âu và đứng thứ 4 trên thế giới. Sau giai đoạn tăng trưởng kinh tế quý 1/2024, nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi và hiệu ứng đón đầu (catch-up effect), các chỉ số kinh tế trong quý 2/2024 của Đức cho thấy bức tranh trái chiều.
 
Sự cải thiện tâm lý trong ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chỉ đang dần được phản ánh qua các dữ liệu kinh tế. Trong khi số lượng đơn đặt hàng đến trong lĩnh vực sản xuất giảm và sản lượng xây dựng giảm 2,1% trong tháng 4/2024 thì ngành công nghiệp lại ghi nhận mức tăng nhẹ 0,2%. Thiệt hại do lũ lụt ở Bavaria và Baden-Württemberg đã làm gián đoạn sản xuất tại địa phương mà không có tác động lâu dài đến toàn bộ nền kinh tế.
Sự phục hồi dự kiến sẽ chủ yếu được thúc đẩy bởi các dịch vụ liên quan đến người tiêu dùng, được hỗ trợ bởi mức lương thực tế tăng và tâm lý tích cực của người tiêu dùng. Tuy nhiên, lĩnh vực bán lẻ vẫn thận trọng dù dự kiến sẽ có sự kích thích ngắn hạn từ Giải vô địch bóng đá châu Âu sắp tới. Sản xuất công nghiệp toàn cầu đang phục hồi hứa hẹn những động lực tích cực cho xuất khẩu của Đức, mặc dù đà tăng trưởng tại EU, đối tác thương mại chính của Đức, vẫn còn hạn chế. Sản xuất công nghiệp trì trệ trong tháng 4/2024, với một số ngành như công nghiệp ô tô ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, trong khi các ngành khác như dược phẩm và cơ khí lại sụt giảm. Ngành công nghiệp và xuất khẩu của Đức vẫn đang bị ảnh hưởng bởi giá năng lượng và tình hình xung đột quân sự ở Trung Đông.
Các chỉ số hàng đầu cho thấy hoạt động ngoại thương có sự phục hồi vừa phải, mặc dù số lượng đơn đặt hàng đến trong tháng 4/2024 giảm nhẹ. Trong lĩnh vực bán lẻ, doanh số bán hàng thực tế giảm nhẹ trong tháng 4/2024, nhưng các chỉ số hàng đầu cho thấy tâm trạng của các hộ gia đình tư nhân đang tươi sáng hơn.
Lạm phát toàn phần của Đức trong tháng 5 tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 2,2% trong tháng 4. Lạm phát gia tăng chủ yếu là do lạm phát dịch vụ tăng trong khi lạm phát trong các lĩnh vực khác ổn định. Ảnh hưởng của các yếu tố mang tính chu kỳ, cũng như những điểm yếu về cơ cấu của Đức chắc chắn sẽ hạn chế tốc độ phục hồi kinh tế của quốc gia này trong năm nay. Tỷ lệ doanh nghiệp mất khả năng thanh toán lần đầu tiên giảm trong tháng 5/2024 nhưng vẫn ở mức cao.Ngoài ra, số lượng ngày càng tăng các vụ phá sản và việc tái cơ cấu công việc của các công ty đang làm tăng thêm nguy cơ suy yếu của thị trường lao động trong năm nay.
Chính phủ Đức đã có những chính sách mạnh mẽ để giảm thiểu tình trạng giá năng lượng tăng cao sau khi Nga ngừng cung cấp khí đốt và một phần tác động làm gia tăng lạm phát của nước này trong giai đoạn 2022-2023, từ đó gây áp lực lên tiêu dùng tư nhân và hoạt động kinh tế. Đặc biệt, các cơ quan chức năng của Đức vừa hỗ trợ giảm bớt tác động của việc giá năng lượng tăng cao vừa duy trì chính sách khuyến khích các doanh nghiệp và hộ gia đình tiết kiệm năng lượng. Những nỗ lực này của chính phủ cùng với các chính sách đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn cung cấp năng lượng mới, đã giúp đưa giá khí đốt bán buôn trở lại mức bình thường. Tác động của việc giá năng lượng giảm bớt, cùng với việc thắt chặt tiền tệ, đã thúc đẩy tình trạng giảm phát nhanh chóng. Một số tác động tích cực cơ bản có thể kể đến là tăng trưởng tiền lương mạnh mẽ sẽ thúc đẩy sự phục hồi trong tiêu dùng tư nhân.
Trao đổi thương mại Việt Nam – Đức tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024
Theo số liệu Văn phòng Thống kê Liên bang (Destatis), xuất khẩu hàng hóa của Đức tháng 5/2024 tăng 1,6% so với tháng 4/2024 đạt 159 tỷ EUR, trong khi nhập khẩu tăng 1,19% so với tháng 4/2024 đạt 136,6 tỷ EUR. Cán cân thương mại của Đức xuất siêu 22,4 tỷ EUR trong tháng 5/2024 so với mức xuất siêu 22,1 tỷ EUR trong tháng 4/2024.
Kim ngạch xuất khẩu của Đức sang Việt Nam đạt 0,545 tỷ EUR trong tháng 5/2024, chiếm thị phần là 0,34%.
Xuất khẩu hàng hóa của Đức sang các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) trong tháng 4/2024 đạt 74,1 tỷ EUR, tăng 1,2% so với tháng 3/2024. Trong đó, xuất sang các nước khu vực đồng EUR đạt 51,6 tỷ EUR, tăng 1,8% so với tháng 3/2024 và xuấtsang các nước EU không thuộc khu vực đồng EUR đạt 22,5 tỷ EUR, giảm -0,1 so với tháng 3/2024.
Xuất khẩu của Đức sang các nước ngoài Liên minh châu Âu trong tháng 5/2024 đạt 58,6 tỷ EUR, giảm 6,4% so với tháng 4/2024 và giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Hoa Kỳ vẫn duy trì là đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức. Trong tháng 5 năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Đức sang Hoa Kỳ đạt trị giá 13,0 tỷ EUR, tăng 4,1% so với tháng 5 năm 2023.
Xuất khẩu sang Trung Quốc tháng 5/2024đạt 7,5 tỷ EUR, giảm 14,0% so với năm trước trong khi xuất khẩu sang Anh cũng giảm 1,7% và đạt 6,3 tỷ EUR.Xuất khẩu sang Nga giảm mạnh 24,9% so với cùng tháng năm ngoái và chỉ đạt giá trị 0,5 tỷ EUR. Kết quả này đã làm cho Nga tụt xuống vị trí thứ 19 trong số các nước xuất khẩuquan trọng nhất của Đức ngoài EU.
Trong tháng 5, xuất khẩu hàng hóa của Đức sang các đối tác thương mại khác cũng ghi nhận giảm. Xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ giảm 17,6% xuống còn 2,2 tỷ EUR, sang Hàn Quốc giảm 3,2% xuốngcòn 1,5 tỷ EUR và sang Nhật Bản giảm 10,8% xuống còn 1,5 tỷ EUR. Xuất khẩu sang Brazil tăng trưởng tích cực, tăng 17,6% và đạt 1,2 tỷ EUR.
Xuất khẩu hàng hóa của Đức sang Việt Nam đạt 589,38 triệu USD (tương đương với 545,60 triệu EUR) trong tháng 5/2024, giảm 12,15% so với tháng 4/2024 và giảm 0,67% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu đạt 3.161,8 triệu USD, tăng 1,86% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về cơ cấu mặt hàng, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng là mặt hàng có kim ngạch lớn nhất với 93,906 triệu USD trong tháng 5/2024, giảm 12,77% so với tháng 4/2024 và giảm 3,89% so với tháng 5/2023. Trong 5 tháng đầu năm nay, con số này đạt 349,5 triệu USD, giảm 0,88% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đứng thứ hai là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch 91,809 triệu USD trong tháng 5/2024, tăng 32,28% so với tháng 4/2024 và tăng 81,16% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 5 tháng đầu năm nay, con số này đạt 349,5 triệu USD, tăng 31,34% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đứng thứ ba là Hàng dệt, may với kim ngạch 70,382 triệu USD trong tháng 5/2024, tăng 24,87% so với tháng 4/2024 song giảm 21,85% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 5 tháng đầu năm nay, con số này đạt 271,6 triệu USD, giảm 22,27% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhập khẩu hàng hóa của Đức từ Việt Nam
Nhập khẩu hàng hóa của Đức từ Việt Nam trong tháng 5/2024 đạt 357,5 triệu USD, tăng 29,97% so với tháng liền trước và tăng 0,87% so với cùng kỳ năm trước. Trong 5 tháng đầu năm nay, số liệu này lên tới 1.429,9 triệu USD, giảm 1,76% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về cơ cấu mặt hàng, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác là mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của nước này trong tháng 5/2024 với 108,3 triệu USD, tăng 6,19% so với tháng liền trước song giảm 15,96% so với cùng kỳ năm trước đó. Trong 5 tháng đầu nay, con số này tăng lên 491,2 triệu USD, giảm 8,67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đứng thứ hai là hóa chất với 73,5 triệu USD, tăng 599,06% so với tháng liền trước và tăng 25,81% so với cùng kỳ năm trước đó. Trong 5 tháng đầu nay, con số này tăng lên 192,4 triệu USD, tăng 32,71% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiếp theo là dược phẩm với 31,4 triệu USD, tăng 3,01% so với tháng liền trước và tăng 13,06% so với cùng kỳ năm trước đó. Trong 5 tháng đầu nay, con số này tăng lên 135,5 triệu USD, tăng 10,33% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Nguồn:VITIC