Những đồng tiền giảm giá so với USD trong năm qua bao gồm: krona Thuỵ Điển (SEK), won Hàn Quốc, euro, nhân dân tệ, đô la singapore,... Những đồng tiền tăng giá với USD gồm: rub Nga (RUB), bath Thái Lan (THB), peso Philippine (PHP), đô la Canada (CAD), rupee Ấn Độ (INR), bảng Anh (GBP),..
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc (CNY) ngày 5/8/2019 đã phá vỡ ngưỡng 7 CNY đổi 1 USD lần đầu tiên kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu (năm 2008), chạm 7,148 CNY/USD, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế thêm 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc từ ngày 1/9/2019 . Ngay sau khi giá đồng CNY giảm xuống dưới ngưỡng này, Mỹ đã đưa Trung Quốc vào danh sách các nước thao túng tiền tệ, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nước leo thang. Tuy sự rớt giá này chưa mang nhiều ý nghĩa về kinh tế, song diễn biến của đồng CNY hơn 1 năm qua cho thấy các biện pháp trả đũa về thuế quan luôn dẫn tới biến động đáng kể của đồng CNY. Bên cạnh đó, đồng CNY giảm giá cũng đã có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế châu Á khiến các nhà phát triển và đầu tư bất động sản khác phải trả khoản nợ nước ngoài lên tới hàng tỷ USD.
Mặc dù phía Trung Quốc tuyên bố không sử dụng đồng CNY như một công cụ để giải quyết tranh chấp thương mại, song các nước lo ngại chiến tranh thương mại có thể lan sang lĩnh vực tiền tệ. Đồng CNY
giảm giá là một yếu tố khiến Mỹ lâu nay chỉ trích Trung Quốc tạo lợi thế cạnh tranh không công bằng và gia tăng thặng dư thương mại.
Trong tháng 11, NHTW Trung Quốc (PBoC) đã giảm đồng loạt 5 điểm các lãi suất điều hành: lãi suất công cụ cho vay trung hạn – MLF (3,25%/năm), lãi suất repo kỳ hạn 7 ngày (2,5%/năm), lãi suất cho vay cơ bản - LPR kỳ hạn 1 năm (4,15%/năm). Bắc Kinh đang chấp nhận đánh đổi những rủi ro của hệ thống ngân hàng và nguy cơ lạm phát để kích thích nền kinh tế đang giảm tốc. Trong bối cảnh đó, áp lực giảm giá của đồng nhân dân tệ vẫn còn lớn.
Trái lại, ở phía Mỹ, các chỉ báo vĩ mô cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn khá vững vàng. Tăng trưởng GDP quí III của Mỹ ước tính lần 2 đạt 2,1%, cao hơn 0,2% so với số ước tính lần 1, số liệu việc làm phi nông nghiệp tăng tốt, chỉ số sản xuất PMI tháng 11 là 52,6, tăng 1,3 điểm so với tháng trước đó. Fed tái khẳng định quan điểm giữ nguyên lãi suất 1,5-1,75% sau 3 lần điều chỉnh trong năm 2019, hỗ trợ đồng USD tăng giá, chỉ số USD Index tăng 0,95% so với tháng trước, lên mức 98,3 vào cuối tháng 11.
Đồng bảng Anh biến động mạnh trong mấy tuần cuối năm. Sau khi đảng Bảo thủ của Thủ tướng Anh Boris Johnson giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 12/2019, đồng tiền này tăng mạnh lên 1,35 USD/GBP. Tuy nhiên, ngay sau đó, đồng tiền này giảm xuống còn 1,31 USD/GBP sau khi Chính phủ Anh đề ra thời hạn vào cuối năm 2020 cho việc London rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, lại làm dấy lên những quan ngại về khả năng Brexit diễn ra mà Anh và EU không đạt được thỏa thuận về quan hệ thương mại song phương hậu Brexit.
Tuy vậy, ông Harris cho hay ông không xem triển vọng Brexit diễn ra “không trật tự” là một rủi ro thực sự đối với đồng bảng Anh. Theo ông Harris, Brexit có thể diễn ra sau 18-24 tháng tới, song khả năng Brexit “không thỏa thuận” diễn ra là điều bất hợp lý.
Sau khi đảng Bảo thủ giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử tại Anh hồi tháng 12/2019, các nhà phân tích cho rằng đồng bảng Anh sẽ duy trì đà tăng trưởng quý I/2020 song một số ý kiến cảnh báo những rủi ro liên quan tới Brexit vẫn tồn tại và có thể hạn chế mức tăng của đồng tiền này.
Người sáng lập Cribstone Strategic Macro dự đoán đồng bảng Anh có thể tăng lên mức 1,65 USD/bảng khi các nhà đầu tư đánh giá lại tiềm năng dài hạn của đồng tiền này. Theo ông Harris, đồng bảng Anh sẽ là một trong những đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trên thế giới.
Trả lời trong chương trình “Squawk Box Europe” của kênh truyền hình CNBC, ông Michael Harris, người sáng lập Cribstone Strategic Macro, dự đoán đồng bảng Anh có thể tăng lên mức 1,65 USD/GBP khi các nhà đầu tư đánh giá lại tiềm năng dài hạn của đồng tiền này.
Đồng Baht Thái Lan đã tăng giá hơn 9% so với USD, ghi nhận là một trong những đồng tiền tăng giá mạnh nhất ở châu Á, khi thặng dư tài khoản vãng lai lớn của Thái Lan đã thu hút các nhà đầu tư mua vào đồng tiền này như một tài sản an toàn trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang. Dự trữ ngoại hối và thặng dư tài khoản vãng lai của Thái Lan cũng là những yếu tố chính thu hút các nhà đầu tư vào đồng baht. Kho dự trữ ngoại tệ của Thái Lan trị giá tới 222 tỷ USD, trong khi thặng dư tài khoản vãng lai là 3,38 tỷ USD trong tháng 11/2019.
Đồng baht Thái tăng mạnh bất chấp việc các nhà chức trách nước này đã đưa ra nhiều biện pháp để hãm lại đà tăng của đồng nội tệ như cắt giảm lãi suất và nới lỏng các quy định kiểm soát dòng vốn chảy ra.
Baht tăng gây áp lực lên nền kinh tế có mức độ phụ thuộc lớn vào xuất khẩu của Thái Lan, buộc Ngân hàng Trung ương nước này phải tung một loạt biện pháp "ghìm cương" tỷ giá đồng nội tệ, gồm giảm lãi suất và nới lỏng kiểm soát dòng vốn chảy ra.
Thái Lan cũng lo ngại nguy cơ Mỹ đưa nước này vào danh sách can thiệp và thao túng tiền tệ. Bộ Thương mại Thái Lan cho biết, thặng dư thương mại mỗi năm của nền kinh tế lớn thứ hai ASEAN với Mỹ ghi nhận ở mức 350,6 tỷ baht (11,6 tỷ USD), trong khi số liệu của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho thấy, năm 2018, thâm hụt thương mại của Mỹ với Thái Lan là 19,3 tỷ USD. Chín quốc gia bị Mỹ đưa vào danh sách giám sát gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Italia, Ireland, Singapore...
Theo đạo luật tài chính sửa đổi của chính quyền Tổng thống Donald Trump, các nền kinh tế có thặng dư thương mại với Mỹ tương đương 2% GDP (so với mức 3% trước đây) sẽ bị đưa vào danh sách giám sát. Hai tiêu chí còn lại là sự can thiệp sâu vào thị trường ngoại hối với lượng mua ròng 2% GDP trở lên và thặng dư thương mại ít nhất 20 tỷ USD với Mỹ. Chỉ cần các nền kinh tế có hai trong ba tiêu chí trên sẽ bị Mỹ đưa vào danh sách giám sát.
Ngân hàng trung ương Thái Lan (BOT) đã nỗ lực để kiềm chế tình trạng đồng baht tăng giá liên tiếp trong hơn sáu tháng qua. Trong 2019, Thái Lan hạ lãi suất hai lần, đưa lãi suất tham chiếu về mức thấp kỷ lục. Biên bản cuộc họp chính sách ngày 18/12 của NHTW Thái Lan cho thấy, hiện các nhà hoạch định chính sách của nước này vẫn lo ngại về sự định giá cao của đồng baht và sẵn sàng tiếp tục xem xét các biện pháp bổ sung để hãm lại đà tăng của đồng baht.
Đầu năm 2020, tỷ giá Baht đã phá mốc tâm lý quan trọng 30 Baht đổi 1 USD lần đầu tiên kể từ 2013. Tuy nhiên, Baht đã giảm giá trở lại sau đó và giao dịch ở mức khoảng 30,15 Baht đổi 1 USD vào sáng ngày thứ Ba (7/1) tại thị trường Bangkok.
Giới quan sát dự báo trong 2020, Ngân hàng Trung ương Thái Lan sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp "giảm nhiệt" tỷ giá đồng nội tệ, như giảm thêm lãi suất và can thiệp bằng các tuyên bố để kiểm soát kỳ vọng của nhà đầu tư. Mới đây, một thành viên ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Thái Lan phát tín hiệu quyết tâm bảo vệ mốc tỷ giá 30 Baht đổi 1 USD.
Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho tỷ giá Baht sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi những biện pháp này và tiếp tục tăng trong năm nay. "Ngân hàng Trung ương Thái Lan vẫn còn dư địa để cắt giảm thêm lãi suất để ngăn Baht tăng giá và để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế", chiến lược gia Komsorn Prakophol thuộc Tisco Financial nhận định.
Đa phần giới phân tích cho rằng chống lại sự tăng giá của Baht là một cuộc chiến không dễ dàng đối với Thái Lan. Nhiều công ty tài chính và ngân hàng như Krung Thai và OCBC đều dự báo Baht sẽ tiếp tục tăng giá trong năm nay. Trong đó, Krung Thai dự báo Baht sẽ chốt năm 2020 ở mức 28,7 Baht đổi 1 USD, trên cơ sở thặng dư cán cân vãng lai dồi dào và dự trữ ngoại hối "khủng" của Thái Lan có sức hút lớn đối với các quỹ đầu tư toàn cầu.
Nguồn:VITIC