menu search
Đóng menu
Đóng

Tình hình đầu tư nước ngoài vào Thái Lan

08:03 12/06/2017

Vinanet - Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã là một thành phần quan trọng trong phát triển kinh tế của Thái Lan, và nước này là một điểm đến FDI quan trọng.

Thái Lan đưa ra một khung pháp lý thu hút, hiện đại và lợi ích kinh tế mà nó mang lại là sự năng động của khu vực. Theo Báo cáo Đầu tư Thế giới năm 2016, dòng FDI vào Thái Lan đã tăng gấp 3 trong năm 2015, lên tới 10,8 tỷ USD. Đầu tư FDI đã vượt mục tiêu của Ủy ban Đầu tư Thái Lan trong năm 2016, lên tổng 10,3 tỷ USD. Nhật Bản là nước dẫn đầu về FDI vào Thái Lan, lĩnh vực chính là ngành ô tô, với Toyota, Isuzu, Nissan và Honda. Các nhà đầu tư quan trọng khác là Trung Quốc, Netherlands và Australia.

Bất chấp kế hoạch chiến lược 7 năm kích thích đầu tư kinh tế của chính phủ, bất ổn chính trị tăng lên do cái chết của vua Bhumibol Adulyadej và sự sụt giảm chung trong dòng vốn tới các nước châu Á đang phát triển có thể dẫn tới sự sụt giảm FDI vào Thái Lan trong năm 2017.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

2013

2014

2015

Dòng FDI vào (triệu USD)

16.652

3.537

10.845

Số lượng đầu tư công ty có vốn rủi ro

176

166

183

Dòng FDI (% of GFCF)

15,6

3,5

11,0

Tổng vốn cố định (GFCF): đo lường mức đầu tư vào hạ tầng, từ đó xác định tiềm năng tăng trưởng tương lai của một nền kinh tế. GFCF theo dõi sự đầu tư vào nhà ở và các yếu tố khác như đường sá, dinh thự, cầu cống, đường sắt, mạng lưới điện, trang bị máy móc cho nền kinh tế v.v... Nghiên cứu cho thấy các nền kinh tế giàu có thì đầu tư nhiều hơn, tính theo bình quân đầu người, so với các nước nghèo.

Dòng vốn FDI từ các nước, các ngành 

Các nước đầu tư chính năm 2016 (dạng%)

Nhật Bản

22,2

Netherland

8,0

Mỹ

7,0

Singapore

6,3

Quần đảo Cayman

4,7

Hong Kong

2,4

Malaysia

2,3

Đài Loan

2,2

Thụy Sĩ

0,9

Các lĩnh vực đầu tư chính năm 2016 tính dạng %

Dịch vụ

35.9

Giấy và hóa chất

21.6

Các sản phẩm nông nghiệp

19.2

Luyện kim và máy móc

9.9

Điện tử và hàng điện tử

7.9

Khoáng sản và gốm sứ

3.5

Công nghiệp nhẹ và dệt may

1.6

Tại sao bạn nên chọn đầu tư vào Thái Lan

Những điểm mạnh:

- Lực lượng lao động có kỹ năng trong một số lĩnh vực

- Vị trí chiến lược ở trung tâm châu Á: nước này là lối vào Đông Nam châu Á và vùng thượng lưu sông Mê Công nơi các thị trường mới nổi có tiềm năng kinh tế lớn.

- Chính sách của chính phủ thúc đẩy đầu tư và tự do thương mại

- Có một số cơ quan chính phủ hỗ trợ nhà đầu tư

- Cơ chế đầu tư hoàn toàn phù hợp với các quy định của WTO: không hạn chế trong lĩnh vực sản xuất, không có đòi hỏi của địa phương cũng như điều kiện xuất khẩu.

Những điểm yếu:

Các yếu tố cản trở đầu tư nước ngoài: thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu công nhân lành nghề, bất ổn chính trị, vi phạm bản quyền và hàng giả.

Các biện pháp của chính phủ để thúc đẩy hay hạn chế FDI:

Ủy ban Đầu tư Thái Lan BOI đã đưa ra một loạt kích thích trong 6 lĩnh vực công nghiệp, cụ thể là 8 năm miễn thuế đối với các công ty... cũng như giảm 25% lợi nhuận ròng cho chi phí thành lập và xây dựng. Sáu lĩnh vực gồm: Nông nghiệp và thực phẩm; Năng lượng tái tạo và thay thế; Ô tô; Điện tử, công nghệ thông tin; Thời trang; Dịch vụ giá trị gia tăng cao (gồm giải trí, y tế và du lịch)

BOI cũng đã thực hiện các biện pháp nhằm mục đích tăng tính thanh khoản của công ty. Ngoài ra họ miễn thuế nhập khẩu với nguyên liệu thô cần thiết cho sản phẩm xuất khẩu.

Vào tháng 12/2014, Ủy ban Đầu tư Thái Lan đã chấp thuận “Chiến lược xúc tiến đầu tư 7 năm” (2015-2021). Chiến lược đầu tư mới tập trung ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực sẽ góp phần và có ảnh hưởng tích cực tới xã hội và môi trường. Chiến lược đầu tư này đưa ưu tiên cho ngành công nghệ cao và sáng tạo, công nghiệp dịch vụ mà hỗ trợ sự phát triển của kinh tế số và các hoạt động phát triển, sử dụng nhân lực địa phương.

Nguồn: VITIC/en.portal.santandertrade.com

Nguồn:Vinanet