menu search
Đóng menu
Đóng

Trung Quốc nguy cơ rơi vào giảm phát

05:37 10/08/2023

Những dữ liệu đầu tiên về kinh tế Trung Quốc trong tuần này là một ‘cú sốc’ đối với những người hy vọng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang hồi phục sau giai đoạn khủng hoảng sâu sắc, vậy dữ liệu thứ 2, công bố vào thứ Tư sẽ mang lại điều gì? Có thể sẽ còn gây lo ngại hơn nữa.
 
Những dữ liệu đầu tiên về kinh tế Trung Quốc trong tuần này là một ‘đòn giáng mạnh’ đối với những người hy vọng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang hồi phục sau giai đoạn khủng hoảng sâu sắc, vậy dữ liệu thứ 2, công bố vào thứ Tư sẽ mang lại điều gì? Có thể sẽ còn gây lo ngại hơn nữa.
Dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia (NBS) hôm thứ Tư cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 7 giảm 0,3% so với cùng kỳ, thấp hơn chút ít so với ước tính trung bình của giới phân tích là giảm 0,4%. Tuy nhiên, đây là lần giảm đầu tiên kể từ tháng 2 năm 2021.
Điều này có nghĩa Trung Quốc là quốc gia G20 đầu tiên rơi vào tình trạng giảm phát kể từ lần cuối cùng Nhật Bản công bố mức tăng trưởng CPI âm hai năm trước.
Với những rạn nứt cũng xuất hiện trở lại trong lĩnh vực bất động sản Trung Quốc và Phố Wall bị cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc xếp hạng ngân hàng Mỹ, các nhà đầu tư bắt đầu xem xét lại nhu cầu đối với các tài sản rủi ro.
Dữ liệu được đưa ra một ngày sau khi các số liệu thương mại cho thấy xuất khẩu và nhập khẩu đều sụt giảm trong tháng 7 và sau một loạt báo cáo về những rắc rối nợ nần trong lĩnh vực bất động sản khổng lồ của Trung Quốc.
Dữ liệu thương mại hôm thứ Ba cho thấy xuất khẩu của đã giảm 14,5% so với dự báo vào tháng trước và nhập khẩu giảm nhanh hơn gấp đôi so với dự kiến.
Người tiêu dùng và các công ty lo lắng đang tích trữ tiền mặt thay vì chi tiêu hoặc đầu tư, mặc dù lãi suất thấp hơn.
Không ai có thể nói rằng họ đã không được cảnh báo. Giá sản xuất ở Trung Quốc đã giảm hàng năm kể từ tháng 10, và quan trọng hơn, tốc độ giảm đã tăng nhanh trong năm nay.
Mức giảm 5,4% của tháng 6 đánh dấu mức giảm phát giá xuất xưởng sâu nhất kể từ năm 2015. Các số liệu vào thứ Tư cho thấy chỉ số giá sản xuất (PPI) tiếp tục giảm tháng thứ 10 liên tiếp, xuống 4,4% và nhanh hơn mức giảm 4,1% trong dự báo của các nhà phân tích.
"Đối với Trung Quốc, sự khác biệt giữa sản xuất và dịch vụ ngày càng rõ ràng, có nghĩa là nền kinh tế sẽ tăng trưởng với hai tốc độ trong phần còn lại của năm 2023, đặc biệt là khi vấn đề bất động sản tái xuất hiện", Gary Ng, nhà kinh tế cấp cao châu Á Thái Bình Dương của Natixis cho biết. "Điều đó cũng cho thấy sự phục hồi kinh tế chậm hơn dự kiến của Trung Quốc không đủ mạnh để bù đắp nhu cầu toàn cầu yếu đi và do đó không thể nâng giá hàng hóa tăng lên."
Giá cả yếu ớt của Trung Quốc tương phản rõ rệt với tình trạng lạm phát tê liệt mà hầu hết các nền kinh tế lớn khác từng chứng kiến, khiến các ngân hàng trung ương ở những nơi khác phải nhanh chóng tăng lãi suất.
Tuy nhiên, có những dấu hiệu lạm phát toàn cầu có thể đạt đỉnh và trong một số trường hợp sẽ đảo chiều. Brazil tuần trước đã cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau ba năm trong bối cảnh tình hình lạm phát ổn định hơn.
Bắc Kinh đã đặt mục tiêu lạm phát tiêu dùng khoảng 3% trong năm nay, tăng từ mức 2% được ghi nhận vào năm 2022 và hiện tại, các nhà chức trách đang giảm bớt lo ngại về giảm phát.
Liu Guoqiang, phó thống đốc ngân hàng trung ương, tháng trước cho biết sẽ không có rủi ro giảm phát ở Trung Quốc trong nửa cuối năm, nhưng lưu ý rằng nền kinh tế cần thời gian để trở lại bình thường sau đại dịch.
CPI của Trung Quốc giảm trong tháng 7 chủ yếu là do giá thịt lợn giảm từ 7,2% xuống 26% do sự kết hợp của tiêu dùng yếu trong thời điểm nguồn cung dồi dào. Trên cơ sở so với tháng trước, CPI thực tế đã tăng 0,2%, bất chấp những kỳ vọng về sự sụt giảm do lượng khách du lịch trong kỳ nghỉ lễ tăng đột biến.
Lạm phát cơ bản, không bao gồm giá thực phẩm và nhiên liệu, đã tăng lên 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái từ mức 0,4% trong tháng Sáu.
Điều đó cho thấy việc so sánh với Nhật Bản có thể là quá sớm, một số nhà phân tích nói.
Xia Chun, nhà kinh tế trưởng tại Yintech Investment Holdings ở Hồng Kông, dự đoán tình trạng giảm phát của Trung Quốc đại lục sẽ kéo dài từ 6 tháng đến 12 tháng nhưng sẽ không giống như lịch sử của Nhật Bản, nơi tình trạng giá cả trì trệ đã kéo dài trong suốt hai thập kỷ qua.
Trong những tuần gần đây, các nhà hoạch định chính sách đã công bố các biện pháp thúc đẩy doanh số bán ô tô và thiết bị gia dụng trong khi một số thành phố nới lỏng các hạn chế về bất động sản, nhưng một số người tham gia thị trường cho rằng cần có nhiều biện pháp kích thích quyết liệt hơn.
Fitch Ratings cho biết: “Kế hoạch khôi phục chi tiêu tiêu dùng của Trung Quốc vẫn còn những điều không chắc chắn, đồng thời lưu ý rằng kế hoạch này phần lớn sẽ phụ thuộc vào sự phục hồi niềm tin của người tiêu dùng và việc thực thi chính sách của chính quyền địa phương, trong khi chi tiết về các biện pháp này vẫn còn mơ hồ.
Các nhà đầu tư đã hồi hộp chờ đợi các nhà hoạch định chính sách tung ra các biện pháp kích thích sau cuộc họp mạnh mẽ của Bộ Chính trị vào tháng trước, với thị trường chứng khoán hầu hết bị ảnh hưởng do thiếu hành động cụ thể.
Tommy Wu, chuyên gia kinh tế cấp cao của Commerzbank, cho biết: “Các thị trường và doanh nghiệp nên làm quen với tình trạng 'bình thường mới', trong đó chính phủ Trung Quốc sẽ tránh tung ra các biện pháp kích thích lớn.

Nguồn:VITIC/Vinanet (Theo Reuters)