Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.118 VND/USD (tăng 6 đồng so với cuối tuần qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.650 VND/USD (không đổi) và bán ra ở mức 23.762 VND/USD (tăng 7 đồng so với cuối tuần qua).
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.380 đồng/USD và bán ra 23.430 đồng/USD, giá mua và giá bán không đổi so với cuối tuần qua.
Tỷ giá USD ngày 22/11/2021
ĐVT: đồng
Tỷ giá Euro ngày 22/11/2021
ĐVT: đồng
Tỷ giá ngoại tệ 22/11/2021
ĐVT: đồng
Tỷ giá USD thế giới tăng
USD Index tăng 0,56% lên 96,075 ghi nhận lúc 07h00 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD giảm 0,04% xuống 1,1284. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,07% xuống 1,3442. Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,06% lên 114,04.
Theo Nasdaq, tỷ giá USD tuần này sẽ phụ thuộc vào một số báo cáo kinh tế của Mỹ và các thị trường quan trọng khác như châu Âu và Anh.
Đầu tuần, các chỉ số PMI khu vực tư nhân của Mỹ cho tháng 11 sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư vào ngày 23/11. Các chuyên gia nhận định chỉ số PMI ngành dịch và sản xuất sẽ có ảnh hưởng rõ rệt đến thị trường tiền tệ. Bên cạnh đó, một loạt các dữ liệu thống kê của nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng sẽ được công bố trước khi thị trường Mỹ đóng cửa vào ngày 25/11 để nghỉ lễ. Các số liệu thống kê chính sẽ bao gồm các báo cáo thất nghiệp, số lượng hàng hóa lâu bền cốt lõi, chỉ số giá PCE cơ bản và dữ liệu chi tiêu cá nhân.
Báo cáo GDP quý III của Mỹ cũng đã sắp được phát hành. Tuy nhiên, nếu không có bất kỳ sửa đổi nào so với các ước tính trước đó, các con số này được dự đoán sẽ có ít tác động đến thị trường. Trong khi đó, yếu tố được đánh giá có sức ảnh hưởng lớn hơn đến tỷ giá USD là biên bản cuộc họp của ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) sẽ được công bố vào giữa tuần này.
Tại châu Âu, báo cáo về chỉ số tâm lý người tiêu dùng của khu vực đồng euro sẽ được đưa ra vào thứ Hai (22/11). Giới đầu tư kỳ vọng dữ liệu này sẽ tác động đáng kể đến tỷ giá đồng euro so với USD do tâm lý tiêu dùng là nhân tố then chốt đối với sự phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, sau khi có nhiều tin tức cđề cập đến việc một số quốc gia thành viên liên minh châu Âu áp dụng trở lại lệnh phong toả do dịch COVID-19, các con số thống kê tích cực có thể sẽ bị lu mờ. Sau đó, trọng tâm của thị trường sẽ chuyển sang các báo cáo PMI khu vực tư nhân tháng 11 của Pháp, Đức và Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Ở một diễn biến khác, dữ liệu về tâm lý kinh doanh của Đức và báo cáo GDP quý III của Đức sẽ là những tin tức gây chú ý trên thị trường từ giữa tuần trở đi. Tại Anh, không có nhiều số liệu kinh tế có khả năng ảnh hưởng đến tỷ giá đồng bảng Anh so với USD. Chỉ có báo cáo PMI ngành dịch vụ của quốc gia này được coi là yếu tố quan trọng nhất trong tuần này đối với thị trường tiền tệ.