menu search
Đóng menu
Đóng

Tỷ giá USD ngày 01/6/2022 tăng tại đa số ngân hàng

10:31 01/06/2022

Hôm nay, tỷ giá trung tâm, giá USD tại đa số ngân hàng Thương mại tăng so với hôm qua, nhưng giá bán USD trên thị trường tự do giảm.

Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.060 VND/USD (tăng 3 đồng so với hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.550 VND/USD và bán ra ở mức 23.250 VND/USD (không đổi cả 2 chiều mua bán).
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.800 đồng/USD và bán ra 23.850 đồng/USD, giá mua và giá bán cùng giảm 30 đồng so với hôm qua.
Tỷ giá USD ngày 01/6/2022
                                                                                       ĐVT: VND/USD

Tỷ giá USD ngày 01/6/2022 tăng tại đa số ngân hàng

USD thế giới phục hồi
USD Index hiện ở mức 101,78 theo ghi nhận lúc 6h30 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD tăng 0,02% ở mức 1,0737. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,05% ở mức 1,2609. Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,04% ở mức 128,73.
Theo Investing, đồng USD đã tăng nhẹ vào hôm qua khi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng và lo ngại về lạm phát toàn cầu đã khiến tâm lý rủi ro của các nhà đầu tư bị ảnh hưởng. Đà lao dốc trước đó cũng được ngăn chặn bởi các bình luận tăng lãi suất từ Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Christopher Waller. Ông ủng hộ việc tăng lãi suất theo các bước nửa điểm phần trăm cho đến khi lạm phát giảm trở lại so với mục tiêu của Fed.
Fed đã tăng lãi suất thêm nửa điểm vào đầu tháng để hạ nhiệt lạm phát “nóng” nhất trong 40 năm và đã báo hiệu rằng dự kiến sẽ có những đợt tăng tương tự vào tháng 6 và tháng 7. Tuy nhiên, kỳ vọng ngày càng lớn rằng cơ quan này sau đó sẽ trì hoãn để nghiên cứu tác động của những lần điều chỉnh.
Chiến lược gia Redmond Wong của Saxo Markets nói với Reuters rằng thị trường bây giờ đã chuyển từ kỳ vọng lạm phát cao hơn và tăng lãi suất nhiều hơn sang lo lắng về việc liệu Fed thắt chặt có gây áp lực lên nền kinh tế hay không và điều đó đã khiến đồng bạc xanh suy yếu trong vài tuần qua. Ngoài ra, tâm lý rủi ro phục hồi một phần do việc nới lỏng phong tỏa ở Thượng Hải cũng đã đè nặng lên khả năng trú ẩn an toàn của USD trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, ông vẫn không chắc liệu Fed có xoay chuyển kế hoạch hay không và lưu ý rằng xu hướng USD yếu hơn này vẫn có thể đảo ngược.
Đồng euro đã “từ bỏ” đà tăng gần đây khi thị trường dự đoán lại về việc tăng lãi suất ở châu Âu và tốc độ tăng lãi suất có khả năng chậm hơn của Mỹ. Dữ liệu hôm thứ 2 cho thấy lạm phát của Đức đã tăng lên mức cao nhất trong gần nửa thế kỷ vào tháng 5, củng cố thêm kỳ vọng về việc Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ tăng lãi suất mạnh hơn.
ECB dự kiến sẽ bắt đầu tăng lãi suất lần đầu tiên vào tháng 7/2022. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của khu vực đồng tiền chung châu Âu được công bố vào cuối ngày hôm qua với mức cao kỷ lục, gây thêm áp lực cho ECB khi phải chống chọi với suy thoái và kiềm chế tăng giá bằng việc cân nhắc tăng lãi suất dần dần trong những tháng tới. Ngoài ra, một số quan chức ECB cũng phát biểu rằng họ không nghi ngờ gì khi nói về một triển vọng lãi suất cao hơn của châu Âu dù điều này có thể đẩy nền kinh tế vào suy thoái, đặc biệt là khi EU đã cắt giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga có thể đẩy lạm phát lên cao hơn nữa.
Chủ tịch ECB Christine Lagarde tuần trước cho biết lãi suất huy động sẽ bắt đầu tăng vào tháng 7 và có thể ở mức 0 hoặc cao hơn một chút vào cuối tháng 9 trước khi tăng thêm. Các nhà phân tích tại ING nhận định giá năng lượng tăng đang được quan tâm nhiều hơn ở châu Âu và sự suy thoái trong điều kiện thương mại hiện nay của khu vực đã làm tổn hại đến giá trị trung hạn của đồng euro. Sự yếu đi này của đồng euro đã góp phần nâng giá trị của USD.
Ở một diễn biến khác, đồng rouble của Nga đã đảo ngược và phục hồi so với USD khi các biện pháp kiểm soát vốn giúp bù đắp áp lực giảm do lo ngại về các lệnh trừng phạt mới của châu Âu đối với Moscow. Trước đó, các nhà lãnh đạo EU đã thống nhất cắt giảm 90% lượng dầu nhập khẩu từ Nga vào cuối năm cùng các biện pháp trừng phạt khác vì cuộc chiến ở Ukraine. Các điều khoản thanh toán khí đốt mới cho người tiêu dùng EU yêu cầu chuyển đổi ngoại tệ sang rouble cũng đã hỗ trợ đồng tiền của Nga.
 

Nguồn:Vinanet/VITIC