menu search
Đóng menu
Đóng

Tỷ giá USD ngày 4/1/2022: Thị trường tự do tăng, NHTM giảm

10:35 04/01/2022

Hôm nay, tỷ giá trung tâm, giá USD tại đa số các ngân hàng Thương mại giảm so với ngày đầu tháng, nhưng giá USD trên thị trường tự do tăng; tỷ giá tham khảo vẫn không đổi; tỷ giá USD thế giới tăng.

Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.134 VND/USD (giảm 11 đồng so với ngày đầu tháng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.650 VND/USD (không đổi) và bán ra ở mức 23.150 VND/USD (không đổi so với ngày đầu tháng).
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.500 đồng/USD và bán ra 23.600 đồng/USD, giá mua tăng 60 đồng và giá bán tăng 100 đồng so với ngày đầu tháng.
Tỷ giá USD ngày 4/1/2022

 

ĐVT: đ/USD

 

Tỷ giá USD ngày 4/1/2022: Thị trường tự do tăng, NHTM giảm

Tỷ giá USD thế giới tăng
USD Index tăng 0,66% lên 96,222 ghi nhận lúc 06h50 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD tăng 0,04% lên 1,1298. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,08% lên 1,3482. Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,02% lên 115,34.
Theo Reuters, tỷ giá USD có xu hướng tăng khi tâm lý thị trường lạc quan đã thúc đẩy cổ phiếu châu Âu và lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ trong ngày giao dịch đầu tiên của năm 2022. Tuy nhiên, với việc trung tâm giao dịch ngoại hối chính của châu Âu là London vẫn đóng cửa để nghỉ lễ, khối lượng giao dịch dự kiến sẽ vẫn còn hạn chế. Trong khi sự gia tăng các trường hợp nhiễm COVID-19 bởi biến thể Omicron tiếp tục làm gián đoạn hoạt động du lịch toàn cầu và các dịch vụ công cộng, đa số các nhà giao dịch vẫn tỏ ra tích cực khi nền kinh tế tránh được thiệt hại do nhiều quốc gia không áp dụng các lệnh giãn cách xã hội nghiêm ngặt.
Trên thị trường, USD Index bật tăng trong bối cảnh chỉ số STOXX 600 của châu Âu đạt mức cao kỷ lục mới và hợp đồng tương lai của chứng khoán Mỹ cho thấy một phiên giao dịch khả quan trên Phố Wall.
Đồng euro giảm đáng kể so với đồng bạc xanh khi lợi suất chuẩn kỳ hạn 10 năm của Đức tăng nhanh khoảng 4 điểm cơ bản lên mức cao nhất kể từ tháng 11. Một cuộc khảo sát cho thấy những bế tắc về nguồn cung đã kìm hãm hoạt động sản xuất của Đức trong tháng 12, nhưng các nhà sản xuất tin rằng tình trạng này sẽ giảm bớt vào năm 2022.
Trên toàn liên minh châu Âu, hoạt động sản xuất vẫn có khả năng phục hồi do các nhà máy tận dụng lợi thế của việc nới lỏng các ràng buộc trong chuỗi cung ứng và tích trữ nguyên liệu thô với tốc độ kỷ lục.
Ngoài ra, việc phát hành mạnh trái phiếu chính phủ khu vực đồng euro cũng được cho là sẽ gây áp lực lên vấn đề lãi suất. Thị trường nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ giữ vững lập trường ôn hòa trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương Anh thắt chặt chính sách tiền tệ.
Ở một diễn biến khác, lạm phát hàng năm của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng vọt hơn nhiều so với dự kiến lên 36,08% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 12, mức cao nhất kể từ tháng 9/2002, khiến đồng lira giảm mạnh vào cuối năm 2021 so với đồng USD. Sau tháng 11 và 12 đầy biến động của năm 2021, đồng tiền này đã giảm 44% giá trị.
 

Nguồn:Vinanet/VITIC