Một số nhà phân tích đã nghi ngờ các nhà xuất khẩu Trung Quốc có thể vội vã xuất khẩu sang Trung Quốc để tránh thuế quan mới với hàng hóa trị giá 300 tỷ USD mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp đặt trong tranh chấp thương mại đang leo thang.
Nhưng số liệu xuất khẩu tốt hơn dự đoán không thể làm dịu lo sợ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc kéo dài hơn và tốn kém hơn có thể không tránh được, đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái.
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 5/2019 tăng 1,1% so với một năm trước, còn thị trường dự đoán giảm nhẹ.
Các nhà kinh tế tại Nomura cho biết trong một lưu ý cho khách hàng “chúng tôi dự kiến tăng trưởng xuất khẩu vẫn tích cực trong tháng 6/2019, có thể hỗ trợ bởi xuất khẩu sang Mỹ, nhưng sau đó sẽ sụt giảm trong quý 3 khi chúng tôi dự kiến thuế quan đang đe dọa đã được thực hiện”. “Do đó, chúng tôi tin tưởng Bắc Kinh sẽ tăng cường các biện pháp kích thích để ổn định các thị trường tài chính và tăng trưởng”.
Sự bóp méo kinh doanh liên quan tới cắt giảm thuế VAT trong tháng 4/2019 có thể cũng dịu đi, hỗ trợ số liệu xuất khẩu.
Các nhà phân tích trong thăm dò của Reuters dự kiến xuất khẩu trong tháng 5/2019 từ nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới giảm 3,8% so với một năm trước sau khi giảm 2,7% trong tháng 4/2019.
Trong khi Trung Quốc không phụ thuộc vào xuất khẩu như trong quá khứ, chúng vẫn chiếm gần 1/5 GDP. Căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh leo thang trong tháng trước sau khi chính quyền của Tổng thống Trump đã cáo buộc Trung Quốc từ bỏ những lời hứa thay đổi cấu trúc đối với hoạt động kinh tế của nước này.
Trong ngày 10/5/2019 Trump đã áp thuế tăng lên 25% với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc và sau đó thực hiện các bước để đánh thuế với tất cả 300 tỷ USD hàng hóa còn lại nhập khẩu từ Trung Quốc. Bắc Kinh trả đũa bằng cách tăng thuế với hàng hóa từ Mỹ.
Trump cho biết ông dự kiến tổ chức cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị G20 trong tháng này, nhưng các nhà phân tích như Capital Economics tin tưởng cơ hội cho một thỏa thuận thương mại đang lùi xa khi cả hai bên dường như đang nún sâu vào một trận chiến lâu dài.
Các lệnh trừng phạt thương mại trải rộng từ hàng hóa tới dịch vụ, Trung Quốc đang cảnh báo công dân về nguy cơ du lịch ở Mỹ và các nhà lập pháp Mỹ đang thắt chặt visa cho sinh viên Trung Quốc.
Thiệt hại từ cuộc chiến thương mại cùng với nhu cầu toàn cầu yếu hơn sẽ khiến năm 2019 tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính 10 năm trước, với tăng trưởng chỉ 0,2%.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ trong tháng 5/2019 nới rộng lên mức 26,89 tỷ USD, cao nhất 4 tháng từ 21,01 tỷ USD trong tháng 4/2019.
Xuất khẩu sang Mỹ giảm với tốc độ khiêm tốn 4,2% sau khi giảm 13,2% trong tháng 4/2019, trong khi nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc từ Mỹ giảm 26,8% so với một năm trước.
Nhập khẩu giảm tồi tệ nhất trong gần 3 năm
Nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 5/2019 yếu hơn nhiều so với dự kiến, giảm 8,5%, giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/2016, khiến quốc gia này thặng dư thương mại 41,65 tỷ USD trong tháng này.
Các nhà phân tích dự báo nhập khẩu sẽ giảm 3,8%, đảo ngược tăng trưởng 4% trong tháng 4/2019, mà một số đã nghi ngờ liên quan tới giảm thuế VAT.
Nhập khẩu đồng giảm, kim loại đỏ này sử dụng trong xây dựng, hàng hóa trong ngành điện và sản xuất, được xem như yếu tố chủ đạo cho sức khỏe nền kinh tế. Trong 5 tháng đầu năm nay, tổng xuất khẩu của Trung Quốc chỉ tăng 0,4% so với một năm trước trong khi nhập khẩu giảm 3,7%.
Nguồn: VITIC/Reuters
Nguồn:Vinanet