Theo báo cáo mới nhất từ GlobalData, công ty mẹ của Offshore Technology, châu Á dự kiến sẽ tăng tổng công suất tái hóa khí là 20 nghìn tỷ feet khối từ các dự án xây dựng mới và mở rộng trong giai đoạn này.
Ông Bhargavi Gandham – chuyên gia phân tích dầu khí tại GlobalData cho biết: Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là 2 thị trường chủ yếu thúc đẩy việc tăng công suất tái hóa khí LNG ở châu Á đến năm 2028, chiếm gần 60% tổng công suất bổ sung vào năm 2028. Trong khi đó, nhu cầu khí đốt ngày càng tăng từ các lĩnh vực công nghiệp và sinh hoạt, cũng như nhu cầu tăng tỷ trọng khí đốt trong cơ cấu năng lượng, đang thúc đẩy việc tăng công suất tái hóa khí ở các quốc gia này.
Theo Báo cáo “Thị trường khí đốt LNG đến năm 2028” cũng nêu rõ rằng Trung Quốc sẽ chiếm ưu thế trong việc bổ sung tái hóa khí LNG ở châu Á cho đến năm 2028, chiếm gần 38%. Zhoushan II là dự án sắp triển khai lớn nhất ở nước này, với công suất 584 tỷ feet khối (bcf), tiếp theo là Huizhou, Yantai I và Yantai II, mỗi dự án có công suất 487 bcf.
GlobalData cũng cho biết Ấn Độ là nước đóng góp cao thứ hai trong việc bổ sung công suất tái hóa khí LNG ở châu Á, chiếm khoảng 21% vào năm 2028.
Cảng Jaigarh ở bang Maharashtra là dự án tái hóa khí LNG sắp ra mắt lớn nhất của Ấn Độ với công suất 390 bcf. Dự án dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2025, được vận hành bởi Công ty H-Energy.
Theo ông Gandham, “Việt Nam đứng thứ ba tại châu Á, đóng góp khoảng 10% công suất tái hóa khí LNG bổ sung của khu vực trong giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2028. Với công suất 487 bcf, Vũng Tàu là dự án tái hóa khí lớn nhất cả nước và dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2028”.
Nguồn:Vinanet/VITIC/www.offshore-technology.com