Dưới đây là một số sự thật về tác động tới nguồn cung dầu và công suất dự phòng
Tại sao phá vỡ nguồn cung dầu toàn cầu?
Cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia trong ngày thứ bảy 14/9 không chỉ phá hủy hơn một nửa sản lượng của vương quốc này, nó cũng loại bỏ gần như tất cả công suất dự phòng sẵn có để bù cho bất cứ gián đoạn lớn trong nguồn cung dầu toàn cầu.
Cuộc tấn công này cắt giảm sản lượng dầu thô của Saudi Arabia 5,7 triệu thùng/ngày, hơn 5% nguồn cung dầu thế giới. Nhưng cuộc tấn công này cũng hạn chế khả năng của Saudi Arabia trong việc sử dụng công suất sản xuất dầu dự phòng hơn 2 triệu thùng/ngày trong trường hợp khẩn cấp.
Vương quốc này có nhiều năm chỉ là quốc gia sản xuất dầu lớn giữ công suất dự phòng đáng kể, có thể bắt đầu khởi động nhanh chóng để bù cho bất kỳ sự thiếu hụt nguồn cung gây bởi chiến tranh hay thảm họa tự nhiên.
Hầu hết các nước khác không đủ khả năng khoan các giếng dầu đắt tiền và lắp đặt cơ sở hạ tầng sau đó để không.
Trước cuộc tấn công này, OPEC có nguồn cung dự phòng chỉ hơn 3,21 triệu thùng/ngày, theo IEA.
Saudi Arabia, nhà lãnh đạo của OPEC - có công suất dự phòng 2,27 triệu thùng/ngày. Còn lại 940.000 thùng/ngày công suất dự phòng, được Kuwait và UAE nắm giữ. Iraq và Angola cũng có một ít công suất dự phòng. Hiện nay họ có thể đưa vào sản xuất để giúp ngắn thiếu hụt mà Saudi Arabia để lại, nhưng sẽ không đủ.
OPEC và các đồng minh đang cắt giảm sản lượng? Họ có thể đảo ngược việc cắt giảm này?
Đúng, OPEC và các đồng minh của họ như Nga đã cắt giảm sản lượng để ngăn giá suy yếu vì thị trường đã dư cung.
Việc cắt giảm nhằm giảm nguồn cung 1,2 triệu thùng/ngày. Nhưng phần lớn là từ Saudi Arabia vì thế hiện nay họ không cần điều chỉnh nhanh chóng.
Các thành viên ngoài OPEC như Nga đang bơm gần công suất, có thể chỉ 100.000 -150.000 thùng/ngày sản lượng sẵn sàng bổ sung.
Về khả năng của Iran và Venezuela?
Iran giữ công suất dự phòng nhưng họ không thể đưa dầu vào thị trường vì các lệnh trừng phạt của chính quyền Mỹ. Xuất khẩu của Iran giảm hơn 2 triệu thùng/ngày kể từ tháng 4/2019.
Washington đã cho biết Iran đứng sau vụ tấn công cuối tuần qua, vì thế không thể nới lỏng các lệnh cấm vận với Iran. Iran cho biết sau cuộc tấn công này rằng họ sẽ bơm với khối lượng tối đa nếu các lệnh cấm vận được nới lỏng.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ cũng ảnh hưởng tới ngành dầu mỏ Venezuela. Nhưng sản lượng của Venezuela đã giảm tự do trong nhiều năm và công ty dầu nhà nước PDVSA không thể tăng sản lượng thậm chí nếu các lệnh trừng phạt được nới lỏng.
Các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ có thể bơm thêm?
Mỹ đã trở thành nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới sau nhiều năm tăng trưởng nguồn cung nhanh chóng từ lĩnh vực dầu đá phiến, phần lớn họ bơm dầu từ các mỏ ở Texas. Mỹ cũng trở thành một nhà xuất khẩu và xuất nhiều dầu thô ra các thị trường quốc tế trong tháng 6/2019 so với Saudi Arabia.
Các nhà sản xuất dầu đá phiến có thể nhanh chóng bơm thêm khi giá dầu tăng và có thể đưa sản xuất thực hiện trong vài tháng, nhanh hơn nhiều so với sản xuất dầu truyền thống.
Nếu việc dừng hoạt động của Saudi Arabia có vẻ kéo dài và giá dầu tăng đáng kể thì các nhà sản xuất dầu đá phiến sẽ tăng sản lượng. Nhưng ngay cả nếu các nhà sản xuất dầu đá phiến sản xuất thêm, lượng dầu Mỹ có thể xuất khẩu bị hạn chế vì các cảng dầu sẵn sàng hoạt động hết công suất.
Điều gì xảy ra hiện nay?
Điều này tất cả phụ thuộc tình trạng thiếu hụt kéo dài bao lâu.
Saudi Arabia, Mỹ và Trung Quốc tất cả có hàng trăm triệu thùng dầu trong kho chiến lược. Đó là kho lưu trữ mà chính phủ giữ cho kịch bản này để bù cho tình tạng thiếu hụt bất ngờ trong nguồn cung.
Họ có thể giải phóng dầu từ kho chiến lược để đáp ứng nhu cầu và làm giảm tác động lên giá. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã ủy quyền giải phóng Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược của Mỹ.
IEA khuyên tất cả các thành viên của họ lưu trữ dầu tương đương với 90 ngày nhập khẩu ròng.
Dầu từ kho sẽ cung cấp cho thị trường trong một khoảng thời gian, nhưng các thị trường dầu có thể sẽ trở nên ngày càng biến động do kho lưu trữ giảm và khả năng khủng hoảng nguồn cung. IEA cho biết các thị trường vẫn được cung cấp tốt bất chấp gián đoạn của Saudi Arabia.
Điều gì sẽ xảy ra nếu có nguồn cung khác bị gián đoạn
Không có công suất dự phòng, gián đoạn trong tương lai sẽ khiến giá dầu tăng. Giá tăng sẽ khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư và bơm thêm dầu, trong khi tại cùng thời điểm tiêu thụ đang giảm.
Libya thành viên của OPEC đang trong cuộc nội chiến, đe dọa khả năng tiếp tục bơm dầu. gián đoạn lớn ở Libya sẽ bổ sung vào các cú sốc và nêu bật tình trạng thiếu công suất dự phòng.
Xuất khẩu của Nigeria cũng có những gián đoạn.
Ngay cả trước cuộc tấn công vào Saudi Arabia, công suất dự phòng đã đang giảm. Công ty tư vấn năng lượng Energy Aspect cho biết họ dự kiến công suất dự phòng của OPEC giảm xuống dưới 1 triệu thùng trong quý 4/2019 từ 2 triệu thùng trong quý 2/2019.
Nguồn: VITIC/Reuters
Nguồn:Vinanet