Tuy nhiên, các thị trường vẫn theo dõi những nguy cơ xung đột trong dài hạn, và giá trong một thời gian ngắn được hỗ trợ bởi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ với Iran nhằm đáp trả cuộc tấn công bằng tên lửa vào căn cứ của Mỹ tại Iraq trong tuần này. Ngoài ra, một tàu hải quân Nga đã tiếp cận khu trục hạm của Hải quân Mỹ ở Biển Bắc Ả Rập trong ngày 9/1.
Dầu thô Brent chốt phiên 10/2 đã giảm 39 US cent xuống 64,98 USD/thùng. Dầu thô WTI giảm 52 US cent xuống 59,04 USD/thùng. Tính chung cả tuần, dầu Brent giảm 5,3% và WTI giảm 6,4%.
Phil Flynn, nhà phân tích dầu mỏ tại tổ chức Price Futures, Chicago cho biết “với sự từ bỏ của Iran, có cảm giác rằng các nguồn cung cấp dầu khá an toàn nhưng hiện tại với các lệnh trừng phạt và báo cáo cho thấy một tàu Nga đang hoạt động hướng tới một tàu Mỹ, nó đã gây ra một chút sợ hãi cho thị trường”.
Bổ sung thêm áp lực giảm giá là số liệu của chính phủ Mỹ về tăng trưởng việc làm chậm hơn dự kiến trong tháng 12. Hiện nay giá dầu Brent đã ở dưới mức trước cuộc tấn công sát hại tướng Iran bằng máy bay không người lái của Mỹ.
Tuy nhiên, sản xuất tại Trung Đông không bị gián đoạn từ kết quả của bùng nổ căng thẳng và các dấu hiệu khác trong tuần này vẫn cho thấy nguồn cung dồi dào.
Trong nỗ lực giải quyết nguồn cung dư thừa, tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ cùng với các đồng minh bao gồm Nga đã bắt đầu cắt giảm sản lượng kể từ ngày 1/1/2020.
Các khảo sát trong ngành cho thấy sản lượng của OPEC đã giảm trong tháng 12 trước hiệp ước mới. Tuy nhiên, sản xuất vẫn cao hơn nhu cầu dự báo cho đầu năm 2020.
Theo Carsten Fritsch, nhà phân tích tại Commerzbank "nguồn cung dư thừa trên thị trường dầu là rất lớn". Nhưng giá dầu có thể tìm thấy sự hỗ trợ trong những tháng tới do các yếu tố cung cầu đang cải thiện do Mỹ dường như ổn định sản lượng và OPEC kiên trì với việc cắt giảm sản lượng.
Nguồn:VITIC/Reuters