menu search
Đóng menu
Đóng

EIA: Mỹ trở thành nhà xuất khẩu ròng dầu mỏ trong năm 2020

14:16 12/12/2019

Vinanet - Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết Mỹ theo xu hướng trở thành một nhà xuất khẩu ròng dầu thô và nhiên liệu lần đầu tiên vào năm 2020, do sản lượng tăng vọt làm giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ nước ngoài.
Sản lượng dầu thô của Mỹ dự kiến tăng 930.000 thùng/ngày lên kỷ lục 13,18 triệu thùng/ngày trong năm tới, thấp hơn một chút so với dự báo tăng 1 triệu thùng/ngày trước đó.
Xuất khẩu ròng dầu thô và sản phẩm dầu mỏ dự kiến đạt trung bình 570.000 thùng/ngày trong năm 2020.
Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ bùng nổ trong thập kỷ qua, giúp quốc qua này thành nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới và một nhà xuất khẩu lớn trung bình gần 3 triệu thùng/ngày từ đầu năm tới nay.
Đối với năm 2019, sản lượng dự kiến tăng 1,26 triệu thùng/ngày lên kỷ lục 12,25 triệu thùng/ngày, cũng thấp hơn một chút so với dự báo tăng trưởng trước đó là 1,3 triệu thùng/ngày.
Giám đốc EIA Linda Capuano cho biết “tháng 9 đánh dấu tháng đầu tiên trong ghi nhận của Mỹ rằng Mỹ đã xuất khẩu dầu thô và sản phẩm dầu mỏ nhiều hơn so với nhập khẩu”.
Tốc độ tăng trưởng sản lượng dự kiến chậm lại do các nhà sản xuất giảm số lượng giàn khoan hoạt động kỷ lục 12 tháng liên tiếp, giảm 1/4 số giàn khoan của Mỹ trong năm qua, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes.
Tuy nhiên, sự sụt giảm số giàn khoan dự kiến được bù bởi hiệu quả của việc khoan dầu tăng lên cũng như năng suất tốt. EIA để lại các dự báo nhu cầu năm 2019 và 2020 của Mỹ không đổi.
Trong năm 2019, cơ quan này dự kiến nhu cầu dầu mỏ và nhiên liệu lỏng khác của Mỹ tăng 80.000 thùng/ngày lên 20,58 triệu thùng/ngày và năm 2020 họ dự kiến nhu cầu của Mỹ tăng 170.000 thùng/ngày lên 20,75 triệu thùng/ngày.
EIA đã nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2020 thêm 50.000 thùng/ngày lên 1,42 triệu thùng/ngày. Hầu hết các nhà phân tích dự kiến tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu chậm lại trong năm 2020 do cuộc chiến tranh thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc, 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Nguồn: VITIC/Reuters