menu search
Đóng menu
Đóng

Giá dầu kéo dài đà giảm do lo ngại dịch Covid-19 đang lan rộng trở lại

15:26 22/04/2021

Giá dầu kéo dài mức giảm sang ngày thứ 3 vào thứ năm (22/4) do dự trữ dầu thô của Mỹ tăng bất ngờ và đại dịch Covid-19 đang lan rộng trở lại ở Ấn Độ và Nhật Bản làm dấy lên lo ngại rằng sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu nhiên liệu bị đình trệ.
Giá dầu Brent giao sao giảm 18 US cent tương đương 0,3% xuống 65,14 USD/thùng, sau khi giảm 1,25 USD vào thứ tư. Giá dầu thô Mỹ (WTI) giảm 17 US cent tương đương 0,3% xuống 61,18 USD/thùng, sau khi giảm 1,32 USD vào thứ tư.
Cả hai loại dầu đều giảm hơn 2% vào thứ tư, đóng cửa mức thấp nhất kể từ ngày 13/4. Giảm khoảng 3% từ đầu tuần đến nay.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng cao hơn trong tuần kết thúc vào ngày 16/4, với lượng tồn kho tăng 594.000 thùng, khác so với các nhà phân tích trong cuộc thăm dò của Reuters giảm 3 triệu thùng.
Satoru Yoshida, nhà phân tích hàng hóa của Rakuten Securities cho biết: “Lượng hàng tồn kho ở Mỹ tăng cao và bất ngờ làm dấy lên lo ngại về nhu cầu yếu, ngược lại với kỳ vọng nhu cầu sẽ phục hồi mạnh mẽ”.Ông cho biết: “Điều đang làm tổn thương tâm lý thị trường là dịch COVID-19 đang lan rộng trở lại với tốc độ nhanh ở Ấn Độ và Nhật Bản mặc dù thực tế đã có hy vọng rằng việc triển khai rộng rãi vắc xin sẽ cải thiện tình hình lây nhiễm,” ông nói.
Ấn Độ, nước sử dụng dầu lớn thứ ba thế giới, ngày hôm nay (22/2) đã báo cáo 314.835 trường hợp nhiễm Covid-19 mới trong 24 giờ, mức tăng hàng ngày cao nhất được ghi nhận. Nhật Bản, nhà nhập khẩu dầu số 4 thế giới, dự kiến sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp thứ ba đối với Tokyo và ba tỉnh phía Tây, có thể kéo dài trong khoảng hai tuần.
Toshitaka Tazawa, nhà phân tích tại Fujitomi Co., cho biết: “Đầu tuần này, thị trường đã tăng trong thời gian ngắn khi có tin tức về tình trạng bất khả kháng đối với xuất khẩu dầu của Libya, nhưng lo ngại về sự lây lan của đại dịch ở châu Á đang lớn hơn tin tức của Libya”.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya (NOC) hôm thứ hai tuyên bố tình trạng bất khả kháng đối với hàng xuất khẩu từ cảng Hariga và cho biết họ có thể mở rộng biện pháp này đối với các cơ sở khác do tranh chấp ngân sách với ngân hàng trung ương của nước này.

Nguồn:VITIC/Reuters