Giá dầu thô Brent giảm 9 Uscent xuống còn 77,11 USD/thùng. Giá dầu thô Mỹ giảm 10 UScent xuống còn 73,07 USD/thùng.
Theo các nguồn tin thị trường trích dẫn số liệu của Viện Dầu khí Mỹ, dự trữ dầu thô của Mỹ được dự kiến tăng 347.000 thùng vào tuần trước. Tuy nhiên, dự trữ xăng và sản phẩm chưng cất đã giảm lần lượt 1,043 triệu thùng và 2,247 triệu thùng, theo các nguồn tin.
Mỹ là nước sản xuất và tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, và dự trữ ngày càng tăng dẫn tới tình trạng cung vượt cầu đã tác động tới giá dầu.
Dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA): Nhu cầu dầu toàn cầu sẽ vượt nguồn cung vào năm 2025, đảo ngược dự báo trước đó về tình trạng dư thừa.
Sự thay đổi này được đưa ra sau khi OPEC và các nước sản xuất lớn OPEC+, gia hạn hầu hết các đợt cắt giảm sản lượng dầu sâu của họ sang năm tới tại cuộc họp vào tháng trước. Nhóm sản xuất này đã hạn chế sản lượng kể từ cuối năm 2022 để củng cố thị trường dầu mỏ trước tình trạng tăng trưởng nhu cầu suy yếu, lãi suất cao và sản lượng kỷ lục của Mỹ.
Nếu thị trường rơi vào tình trạng thâm hụt, các nhà lọc dầu sẽ cần phải rút dầu khỏi kho để đáp ứng nhu cầu.
EIA cho biết mức thâm hụt trong năm 2025 sẽ nhỏ hơn so với năm nay. EIA cho biết trong triển vọng năng lượng ngắn hạn hàng tháng, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ đạt trung bình khoảng 104,7 triệu thùng/ngày trong năm 2025, trong khi nguồn cung sẽ vào khoảng 104,6 triệu thùng/ngày.
Theo EIA, nhu cầu toàn cầu ở mức khoảng 104,5 triệu thùng/ngày và nguồn cung ở mức 104,7 triệu thùng/ngày.
Dự báo của EIA cho thấy sản lượng thấp hơn của OPEC+ cũng đang làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong thời gian còn lại của năm 2024. Nhu cầu dầu thế giới sẽ vượt sản lượng khoảng 750.000 thùng/ngày vào nửa cuối năm 2024.
Dự báo trước đó của họ cho thấy mức thâm hụt nhỏ hơn khoảng 550.000 thùng/ngày trong nửa cuối năm 2024.
EIA cho biết việc rút khỏi kho dự trữ toàn cầu sẽ đẩy giá dầu lên cao hơn. Giá dầu thô Brent sẽ đạt trung bình 89 USD/thùng trong nửa cuối năm nay, tăng từ mức 84 USD/thùng trong nửa đầu năm nay.
EIA cho biết thị trường có thể chuyển sang trạng thái thặng dư một lần nữa từ quý 3 năm sau nếu OPEC+ hủy bỏ việc cắt giảm sản lượng. OPEC+ cho biết vào tháng trước rằng họ sẽ dần dần dỡ bỏ một số cắt giảm tự nguyện từ tháng 10/2024.
EIA dự đoán rằng thị trường sẽ dần quay trở lại với mức tồn kho vừa phải vào năm 2025 sau khi lệnh cắt giảm nguồn cung tự nguyện của OPEC+ hết hạn trong quý 4 năm 2024 và sau khi dự báo tăng trưởng nguồn cung từ các quốc gia ngoài OPEC+ bắt đầu bù đắp cho sự tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu”.
EIA cho biết sản lượng dầu của Mỹ sẽ tăng 320.000 thùng/ngày trong năm 2024 lên mức kỷ lục 13,25 triệu thùng/ngày, cao hơn một chút so với dự báo trước đó là 13,24 triệu thùng/ngày.
Dự báo của OPEC: OPEC đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu vào năm 2024 với lý do kỳ vọng yếu hơn đối với Trung Quốc, mức cắt giảm này làm nổi bật tình thế tiến thoái lưỡng nan mà nhóm OPEC+ nói chung phải đối mặt khi tăng sản lượng từ tháng 10/2024.
Đây là lần cắt giảm đầu tiên trong dự báo năm 2024 của OPEC kể từ khi được đưa ra vào tháng 7 năm 2023 và diễn ra sau khi ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy nhu cầu ở Trung Quốc đã chậm hơn kỳ vọng do mức tiêu thụ dầu diesel giảm và do cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản cản trở nền kinh tế.
Trong báo cáo hàng tháng công bố ngày 12/8, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ cho biết nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tăng 2,11 triệu thùng/ngày vào năm 2024, giảm so với mức tăng trưởng 2,25 triệu thùng/ngày dự kiến vào tháng trước đó.
Có sự chia rẽ lớn trong dự báo tăng trưởng nhu cầu năm 2024 do sự khác biệt về Trung Quốc và tốc độ chuyển đổi sang nhiên liệu sạch hơn của thế giới. "Sự điều chỉnh nhẹ này phản ánh dữ liệu thực tế nhận được trong quý đầu tiên năm 2024 và trong một số trường hợp là quý thứ hai, cũng như làm giảm kỳ vọng về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc vào năm 2024", OPEC cho biết trong báo cáo.
OPEC cho biết mức tăng trưởng nhu cầu trong năm 2024 vẫn cao hơn mức trung bình 1,4 triệu thùng/ngày trước đại dịch COVID-19 năm 2019, khiến nhu cầu sử dụng dầu giảm mạnh.
OPEC đưa ra nhận định: Mặc dù mùa lái xe mùa hè khởi đầu chậm so với năm trước, nhu cầu nhiên liệu vận tải dự kiến vẫn vững chắc do giao thông đường bộ và đường hàng không tăng trưởng ổn định".
Trong báo cáo, OPEC cũng cắt giảm ước tính tăng trưởng nhu cầu của năm 2025 xuống còn 1,78 triệu thùng/ngày từ mức 1,85 triệu thùng/ngày trước đó. Cũng như giảm kỳ vọng về tăng trưởng nhu cầu dầu của Trung Quốc trong năm 2024.
Trong các khu vực chính, nhu cầu dầu của OECD dự kiến sẽ tăng khoảng 0,2 triệu thùng/ngày trong năm 2024, trong khi nhu cầu dầu của các nước không thuộc OECD dự kiến sẽ tăng khoảng 1,9 triệu thùng/ngày. Vào năm 2025, nhu cầu dầu thế giới cũng được điều chỉnh giảm nhẹ 65 nghìn thùng/ngày. Nhu cầu của OECD dự kiến sẽ tăng khoảng 0,1 triệu thùng/ngày trong năm 2025, trong đó OECD Châu Mỹ đóng góp mức tăng lớn nhất. Nhu cầu của các nước ngoài OECD sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2025, tăng khoảng 1,7 triệu thùng/ngày, dẫn đầu là các nước đóng góp từ Trung Quốc, Trung Đông, Châu Á khác và Ấn Độ.
Báo cáo của OPEC cho thấy sản lượng thực tế vẫn đang tăng, với OPEC+ bơm 40,9 triệu thùng/ngày vào tháng 7/2024, tăng 117.000 thùng/ngày so với tháng 6, dẫn đầu là sự gia tăng từ Saudi Arabia.
Báo cáo của OPEC dự báo nhu cầu dầu thô OPEC+, hay dầu thô từ OPEC cộng với các nước đồng minh hợp tác với OPEC, ở mức 43,8 triệu thùng/ngày trong quý IV/2024, về lý thuyết cho phép nhóm này có thể tăng sản lượng.
Chính sách của OPEC:
OPEC+, nhóm OPEC và các đồng minh như Nga, đã thực hiện một loạt các đợt cắt giảm sản lượng kể từ cuối năm 2022 để hỗ trợ thị trường, phần lớn trong số đó sẽ có hiệu lực cho đến cuối năm 2025.
Vào ngày 1 tháng 8, OPEC+ đã xác nhận kế hoạch bắt đầu tháo gỡ mức cắt giảm gần đây nhất là 2,2 triệu thùng/ngày từ tháng 10, với điều kiện là có thể tạm dừng hoặc đảo ngược nếu cần.
Nhóm này vẫn còn một tháng để quyết định có nên bắt đầu giải phóng dầu từ tháng 10 hay không và sẽ nghiên cứu dữ liệu thị trường dầu trong những tuần tới, nguồn tin OPEC+ cho biết.
Trước đó, OPEC, trong báo cáo tháng 7/2024, đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 lên 2,9%, từ mức dự báo 2,8% được đưa ra trước đó. Báo cáo lưu ý rằng đà tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn vẫn ổn định trong nửa đầu năm 2024 và xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong những tháng tới. Mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới của OPEC cao hơn so với dự báo gần đây của Ngân hàng Thế giới (WB). Hồi tháng 6/2024, WB dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ ổn định ở mức 2,6% năm 2024.
OPEC cũng nâng dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm nay lên 2,9% từ mức 2,8% và cho biết tiềm năng tăng trưởng nhờ động lực bên ngoài các nước phát triển trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.
OPEC cho biết: “Đà tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế lớn vẫn ổn định trong nửa đầu năm. Xu hướng này hỗ trợ quỹ đạo tăng trưởng tích cực tổng thể trong thời gian tới”.
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ giảm 2%
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ giảm khoảng 2% vào thứ ba (20/8) do dự báo thời tiết mát mẻ hơn trong hai tuần tới so với dự kiến trước đó.
Giá khí đốt giao tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa New York giảm 3,7 UScent, hay 1,7%, xuống còn 2,198 USD/mmBtu.
Công ty tài chính LSEG cho biết sản lượng khí đốt tại 48 tiểu bang của Mỹ đã giảm xuống mức trung bình 102,3 bcfd cho đến nay trong tháng 8, giảm so với mức 103,4 bcfd trong tháng 7.
LSEG dự báo nhu cầu khí đốt trung bình tại 48 tiểu bang của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ tăng từ 103,7 bcfd trong tuần này lên 104,3 bcfd vào tuần tới.
Nguồn:Vinanet/Reuters