menu search
Đóng menu
Đóng

Giá dầu thế giới hôm nay 5/11 tăng

14:54 05/11/2021

Giá dầu phiên chiều thứ sáu (5/11) tăng khoảng 1%, phục hồi sau khi các nhà sản xuất OPEC + duy trì kế hoạch tăng sản lượng dần dần.
Dầu thô Brent tăng 72 US cent tương đương 0,9% lên 81,26 USD/thùng, sau khi giảm gần 2% vào thứ Năm. Dầu thô Mỹ tăng 78 UScent hay 1,0% lên 79,59 USD/thùng, giảm 2,5% trong phiên trước đó.
Nhóm các nhà sản xuất lớn OPEC + hôm thứ Năm đã nhất trí bám sát kế hoạch tăng sản lượng dầu lên 400.000 thùng/ngày (bpd) kể từ tháng 12, bỏ qua lời kêu gọi từ Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc tăng thêm sản lượng để hạ nhiệt giá tăng.
OPEC +, gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn khác bao gồm cả Nga, đã hạn chế nguồn cung sau khi đại dịch virus coronas dẫn đến sụt giảm nhu cầu.
Giá dầu gần đây đã chạm mức cao nhất trong bảy năm, nhưng đã giảm vào đầu tuần này do dự trữ của Mỹ tăng và các dấu hiệu cho thấy giá cao có thể khuyến khích thêm nguồn cung ở những nơi khác.
Giá dầu Brent đang trên đà giảm gần 4% trong tuần này, tuần thứ hai liên tiếp giảm. Dầu thô Mỹ (WTI) đang có xu hướng giảm trong tuần này gần 5%.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cuối tuần trước đã kêu gọi các nhà sản xuất dầu mỏ lớn của Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tăng cường công suất dự phòng để đảm bảo sự phục hồi vững chắc hơn của nền kinh tế toàn cầu. Tuyên bố của ông là một phần trong nỗ lực của Nhà Trắng nhằm gây áp lực buộc OPEC và các đồng minh tăng nguồn cung dầu mỏ.

Giá khí tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ tăng

Giá khí tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ tăng vào thứ Năm do tăng trưởng sản lượng chậm lại và dự báo nhu cầu sưởi ấm tăng cao trong hai tuần tới so với dự kiến trước đó.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết các công ty tiện ích của Mỹ đã bổ sung 63 tỷ feet khối (bcf) khí vào kho trong tuần kết thúc vào ngày 29 tháng 10.

Vào tháng 10, giá khí đốt toàn cầu đã tăng cao kỷ lục khi các công ty tiện ích tăng cường để nạp vào kho dự trữ thấp ở châu Âu và đáp ứng nhu cầu gia tăng ở châu Á, nơi thiếu hụt năng lượng đã gây ra tình trạng mất điện ở Trung Quốc. Các nhà phân tích cho biết hàng tồn kho của châu Âu thấp hơn khoảng 15% so với mức bình thường vào thời điểm này trong năm.

Hợp đồng tương lai của Mỹ cũng tăng trong tháng 10, đạt mức cao nhất trong 12 năm vào đầu tháng, với kỳ vọng nhu cầu LNG sẽ vẫn mạnh trong nhiều tháng. Tuy nhiên, mức tăng giá ở Mỹ đã bị hạn chế so với các thị trường nước ngoài vì Mỹ có nhiều hơn lượng khí dự trữ cho mùa đông và sản lượng dồi dào để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Bất chấp những đợt giảm giá gần đây, giá khí đốt ở châu Âu và châu Á vẫn được giao dịch cao hơn khoảng 5 lần so với Mỹ.

Hợp đồng khí đốt giao sau tăng 4,6 US cent, tương đương 0,8%, đạt 5,716 USD/mmBtu.

Nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv cho biết sản lượng tại 48 tiểu bang của Mỹ đạt trung bình 94,8 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) cho đến nay vào tháng 11, tăng từ 94,1 bcfd vào tháng 10.

Refinitiv dự báo nhu cầu khí đốt trung bình của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ giảm từ 98,5 bcfd trong tuần này xuống 95,8 bcfd vào tuần tới khi thời tiết ấm hơn.

 

 

Nguồn:VITIC/Reuters