Giá dầu thô Mỹ (WTI) giao dịch ở mức 76,36 USD/thùng, tăng hơn 4 UScent hay 0,05%, trong khi dầu thô Brent giảm 2US cent, tương đương 0,02%, ở mức 83,14 USD/thùng.
Nga có kế hoạch cắt giảm xuất khẩu dầu từ các cảng phía tây của mình tới 25% trong tháng 3 so với tháng 2, vượt quá mức cắt giảm sản lượng 5% sản lượng đã công bố trước đó trong tháng.
Mặc dù tồn trữ dầu ở Mỹ ở mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2021, cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ báo hiệu việc thắt chặt tiền tệ hơn nữa và đồng USD tăng mạnh vào tuần trước.
Giá dầu đã giảm mạnh kể từ ngày 24 tháng 2 năm 2022, khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine.
Tina Teng, nhà phân tích tại CMC Markets cho biết: "Dữ liệu PMI sản xuất của Trung Quốc trong tháng 2 sẽ là chìa khóa để định hướng giá dầu trong tuần này. Dữ liệu kinh tế Trung Quốc phục hồi sẽ thúc đẩy tâm lý và cải thiện triển vọng nhu cầu".
Dự báo giá dầu vượt trên 90 USD/thùng vào nửa cuối năm 2023
Kết quả thăm dò 49 nhà kinh tế và phân tích dự báo rằng giá dầu thô Brent sẽ ở mức trung bình là 89,23 USD/thùng trong năm nay, giảm so với mức 90,49 USD/thùng tháng 1, nhưng vẫn cao hơn mức hiện nay.
Theo một cuộc thăm dò của hãng Reuters công bố ngày 28/2, thị trường dầu mỏ thế giới sẽ rơi vào cảnh thiếu hụt do Nga cắt giảm nguồn cung và Trung Quốc tăng lượng tiêu thụ, do vậy, giá dầu dự báo sẽ lên tới 90 USD/thùng vào nửa cuối năm nay.
Kết quả thăm dò 49 nhà kinh tế và phân tích dự báo rằng giá dầu thô Brent sẽ ở mức trung bình là 89,23 USD/thùng trong năm nay, giảm so với mức 90,49 USD/thùng trong tháng 1, nhưng vẫn cao hơn mức hiện nay đang vào khoảng 83 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) dự báo ở mức trung bình 83,94 USD/thùng, thấp hơn so với mức dự báo 85,40 USD/thùng đưa ra hồi tháng 1.
Theo một số nhà phân tích, giá dầu Brent đang trong xu hướng tăng trên 90 USD/thùng trong nửa cuối năm nay sau khi ở mức trung bình khoảng 85 USD/thùng trong quý 1 và 88,6 USD/thùng trong quý 2 do nhu cầu giảm từ các khu vực tiêu thụ nhiều dầu mỏ như châu Âu, Mỹ.
Bắt đầu từ tháng 3, Nga sẽ cắt giảm sản lượng 500.000 thùng/ngày và tiếp tục giảm tới 25% hoạt động xuất khẩu dầu từ các cảng miền Tây nước này. Nga sẽ tìm cách chuyển hướng các lô hàng dầu thô cũng như các sản phẩm tinh chế sang các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo ông Robert Yawger, nhà chiến lược về năng lượng làm việc cho Ngân hàng Mizuho, Trung Quốc sẽ tiếp tục mua sản phẩm dầu mỏ của Nga với giá giảm.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết Trung Quốc chiếm gần một nửa mức tăng 2 triệu thùng/ngày trong nhu cầu về dầu mỏ trên thế giới, có thể vượt cung sau nửa đầu năm nay và khiến các nhà sản xuất xem xét lại chính sách sản lượng của mình.
Trước đó, ngày 25/2, nhà lọc dầu PKN Orlen của Ba Lan thông báo Nga đã ngừng các nguồn cung dầu cho Ba Lan thông qua đường ống dẫn Druzhba. Công ty cho biết sẽ khai thác các nguồn khác để bù vào phần thiếu hụt này.
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ tăng 6%
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ tăng khoảng 6% lên mức cao nhất trong một tháng vào thứ Hai (27/2), do dự báo nhu cầu trong tuần này nhiều hơn dự kiến trước đó và sản lượng khí đốt từ đầu tháng đến nay giảm.
Ngoài các dự báo về thời tiết lạnh hơn vào tuần tới sẽ khiến nhu cầu sưởi ấm cao hơn bình thường vào thời điểm này trong năm, các nhà phân tích lưu ý rằng giá khí đốt đã tăng khoảng 30% trong bốn ngày qua một phần do giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ tăng vọt.
Giúp thúc đẩy xuất khẩu LNG trong tháng qua là việc khởi động lại một phần nhà máy xuất khẩu của Freeport LNG ở Texas. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho biết Freeport LNG có thể sẽ không hoạt động hết công suất cho đến cuối tháng Tư.
Lượng khí đốt đến các nhà máy xuất khẩu LNG của Mỹ đã tăng lên 12,8 bcfd cho đến nay trong tháng 2 từ 12,3 bcfd trong tháng 1 và chỉ kém kỷ lục hàng tháng là 12,9 bcfd được thiết lập vào tháng 3 năm 2022.
Refinitiv cho biết sản lượng khí đốt trung bình ở 48 tiểu bang của Mỹ cho đến tháng 2 đã giảm xuống 97,5 bcfd từ 98,3 bcfd trong tháng 1 do giá khí đốt năm nay giảm mạnh khiến một số công ty năng lượng cắt giảm số lượng giàn khoan.
Ngay cả khi thời tiết lạnh hơn sắp tới, Refinitiv dự báo nhu cầu khí đốt của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ giảm xuống 120,8 bcfd vào tuần tới từ 121,1 bcfd trong tuần này vì dự báo trong tuần này bao gồm một số đợt lạnh cực độ đã thúc đẩy nhu cầu sưởi ấm vào cuối tuần.
Dự báo nhu cầu cho tuần này cao hơn triển vọng của Refinitiv vào thứ Sáu, trong khi dự báo cho tuần tới thấp hơn.