menu search
Đóng menu
Đóng

Giá dầu thế giới ổn định trong phiên chiều 25/4

15:21 25/04/2024

Giá dầu ổn định vào phiên chiều thứ năm (25/4) sau khi giảm vào ngày hôm trước, do các dấu hiệu nhu cầu nhiên liệu giảm ở Mỹ, nước sử dụng dầu lớn nhất thế giới.
 
Dầu thô Brent tăng 18 cent, tương đương 0,2%, lên 88,20 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Mỹ tăng 13 cent, tương đương 0,2%, lên 82,94 USD/thùng.
Dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) hôm thứ Tư cho thấy tồn kho xăng giảm ít hơn dự báo trong khi tồn kho sản phẩm chưng cất tăng so với dự đoán giảm, phản ánh dấu hiệu nhu cầu chậm lại.
Nhu cầu nhiên liệu giảm đang xảy ra trong bối cảnh hoạt động kinh doanh của Mỹ có dấu hiệu hạ nhiệt trong tháng 4 và dữ liệu việc làm và lạm phát mạnh hơn dự kiến có nghĩa là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có nhiều khả năng trì hoãn việc cắt giảm lãi suất dự kiến, gây áp lực lên tâm lý kinh tế.
Emril Jamil, nhà phân tích dầu cấp cao tại LSEG Oil Research, cho biết: giá trong quý này sẽ được thúc đẩy bởi các yếu tố bao gồm cắt giảm nguồn cung của nhà sản xuất lớn, dữ liệu kinh tế từ Trung Quốc và Eurozone, cùng với kỳ vọng nhu cầu gia tăng khi Bắc bán cầu bước vào mùa hè trong bối cảnh nguồn cung dự kiến thắt chặt hơn”.

Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ giảm 5%

Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ giảm khoảng 5% vào thứ Tư (24/4) do triển vọng nhu cầu sưởi ấm giảm.

Giá khí đốt kỳ hạn giao tháng 5 trên Sàn giao dịch hàng hóa New York giảm 15,9 cent, tương đương 8,8%, xuống mức 1,65 USD/mmBtu.

Các nhà phân tích dự báo tồn kho khí đốt cao hơn 35% so với mức bình thường vào thời điểm này trong năm.

LSEG dự báo nhu cầu khí đốt ở 48 tiểu bang, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ giảm xuống 92,7 bcfd vào tuần tới từ 98,0 bcfd trong tuần này.

Công ty tài chính LSEG cho biết sản lượng khí đốt tại 48 tiểu bang của Mỹ đã giảm xuống mức trung bình 96,8 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) trong tháng 4 từ 100,8 bcfd trong tháng 3. Con số này so sánh với kỷ lục hàng tháng là 105,6 bcfd vào tháng 12 năm 2023.

Diễn biến giá dầu Brent

ĐVT: USD/thùng

Nguồn:VITIC/Reuters