menu search
Đóng menu
Đóng

Giá dầu thế giới tăng do lo ngại về sản lượng của Mỹ

09:55 17/09/2024

Giá dầu thế giới tăng vào phiên sáng thứ ba (17/9), khi thị trường lo ngại về sản lượng của Mỹ sau cơn bão Francine và dự báo về dự trữ dầu thô của Mỹ thấp hơn.
 
Giá dầu thô Brent giao tháng 11 tăng 16 US cent, tương đương 0,2% lên 72,91 USD/thùng. Giá dầu thô Mỹ giao tháng tháng 10 tăng 34 US cent, tương đương 0,5%, lên 70,43 USD/thùng.
Cả hai loại dầu đều tăng trong phiên trước khi tác động liên tục của cơn bão Francine đối với sản lượng tại Vịnh Mexico của Mỹ đã bù đắp cho thông tin lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc.
Theo Cục An toàn và Thực thi Môi trường Hoa Kỳ (BSEE), cơn bão đã ảnh hưởng tới hơn 12% sản lượng dầu thô và 16% sản lượng khí đốt tự nhiên tại Vịnh Mexico của Mỹ.
Thị trường đang theo dõi chặt chẽ quyết định sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ về việc cắt giảm lãi suất. Lãi suất thấp hơn sẽ làm giảm chi phí vay và có khả năng thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ bằng cách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
"Kỳ vọng ngày càng tăng về việc cắt giảm lãi suất mạnh mẽ đã thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư", các nhà phân tích của ANZ cho biết trong một lưu ý, đồng thời nói thêm rằng tình trạng gián đoạn nguồn cung đang diễn ra cũng hỗ trợ thị trường dầu mỏ.
Các nhà đầu tư cũng để mắt đến dự kiến lượng dầu thô dự trữ của Mỹ sẽ giảm, có khả năng giảm khoảng 200.000 thùng trong tuần tính đến ngày 13 tháng 9, dựa trên cuộc thăm dò của Reuters.
Tuy nhiên, nhu cầu tăng trưởng thấp hơn dự kiến tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã hạn chế mức tăng giá. Dữ liệu của chính phủ cho thấy, sản lượng lọc dầu của Trung Quốc đã giảm trong tháng thứ năm vào tháng 8 do nhu cầu nhiên liệu giảm và biên độ xuất khẩu yếu.
Nhu cầu:
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) hạ dự báovề mức tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2024.
OPEC+ đang cắt giảm sản lượng tổng cộng 5,86 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 5,7% nhu cầu toàn cầu. Kế hoạch bao gồm mức cắt giảm 3,66 triệu thùng/ngày sẽ hết hạn vào cuối năm 2024 cùng việc cắt giảm tự nguyện của tám thành viên ở mức 2,2 triệu thùng/ngày hết hạn vào cuối tháng 6/2024.
Ngày 2/6, nhóm OPEC+ đã đồng ý gia hạn mức cắt giảm 3,66 triệu thùng/ngày thêm một năm cho đến cuối năm 2025. OPEC+ cũng sẽ kéo dài mức cắt giảm 2,2 triệu thùng/ngày thêm ba tháng cho đến cuối tháng 9/2024.
Ngày 5/9, OPEC+ đã nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện đến cuối tháng 11/2024, trì hoãn kế hoạch tăng nguồn cung trong bối cảnh giá dầu thô suy giảm.
8 quốc gia thành viên OPEC+ gồm Saudi Arabia, Nga, Iraq, UAE, Kuwait, Kazakhstan, Algeria và Oman sẽ duy trì mức cắt giảm 2,2 triệu thùng/ngày trong tháng 10 và tháng 11/2024. OPEC+ cho biết sẽ áp dụng linh hoạt thỏa thuận này tùy theo điều kiện thị trường.Quyết định này đảo ngược kế hoạch tăng sản lượng từ tháng 10 được thông báo tại cuộc họp tháng 6.
Trong báo cáo tháng 9/2024, OPEC điều chỉnh giảm nhẹ 80 nghìn thùng/ngày so với báo cáo tháng trước về tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu vào năm 2024 với lý do kỳ vọng yếu hơn đối với Trung Quốc.
Theo OPEC, tăng trưởng nhu cầu dầu thô trên thế giới năm 2024 tăng thêm 2,03 triệu thùng/ngày so với năm 2023, lên trung bình 104,24 triệu thùng/ngày,với mức tăng trưởng của OECD khoảng 0,13 triệu thùng/ngàyvà các nước không thuộc OECD khoảng 1,9triệu thùng/ngày.
Trung Quốc:Nhập khẩu dầu nhiên liệu của Trung Quốc phục hồi lên mức cao nhất trong ba tháng vào tháng 8/2024, trong khi khối lượng xuất khẩu giảm xuống mức thấp nhất trong năm tháng, theo dữ liệu hải quan.
Tổng lượng nhập khẩu trong tháng 8/2024 đạt 1,90 triệu tấn, khoảng 390.000 thùng mỗi ngày, cao hơn 38% so với tháng 7/2024 và tăng 36% so với cùng kỳ năm trước, theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan.
Một cuộc cải cách thuế sắp diễn ra có thể đã thúc đẩy một số nhà máy lọc dầu mua thêm trước khi triển khai.
 
 

Nguồn:Vinanet/Reuters