menu search
Đóng menu
Đóng

Giá dầu thế giới tăng trong phiên sáng 23/9

12:11 23/09/2022

Giá dầu tăng trong phiên giao dịch sáng thứ Sáu (23/9) do nguồn cung dầu thắt chặt.
 
Dầu thô Brent giao sau tăng 16 cent, tương đương 0,2%, lên 90,62 USD/ thùng, trong khi dầu thô Mỹ (WTI) tăng 22 cent lên 83,71 USD/thùng.
Dầu tăng giá sau thông tin nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 đã bị đình trệ.
Giá cũng được hỗ trợ nguồn cung dầu sẽ tiếp tục thắt chặt.
Nhu cầu dầu thô phục hồi tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, đã hỗ trợ cho giá dầu thô.
Các đợt tăng lãi suất của ngân hàng trung ương, bao gồm mức tăng 75 điểm cơ bản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vào thứ Tư, cùng với sự gia tăng của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ, ngân hàng trung ương Na Uy và ngân hàng trung ương Indonesia. Các đợt tăng lãi suất đáng kể để kiềm chế lạm phát, với lo ngại về nền kinh tế toàn cầu phủ bóng đen lên nhu cầu nhiên liệu trong tương lai.

Nguồn cung dầu:

Theo số liệu sơ bộ của OPEC, nguồn cung dầu mỏ toàn cầu trong tháng 8/2022 tăng 1,3 triệu thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 101,3 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu thô của 13 quốc gia OPEC trong tháng 8/2022 tăng 618 nghìn thùng/ngày so với tháng trước đó, đạt trung bình 29,65 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô tăng chủ yếu tại Libya và Saudi Arabia, trong khi sản lượng giảm tại Nigeria.
Nguồn cung của khu vực ngoài OPEC
Sản lượng dầu mỏ của khu vực ngoài OPEC trong năm 2021 (gồm NGL của OPEC) tăng 0,6 triệu thùng/ngày so với năm trước, đạt trung bình 63,6 triệu thùng/ngày. Sản lượng tăng từ Canada, Nga và Trung Quốc. Sản lượng giảm ở Anh, Brazil, Colombia và Indonesia.
Mỹ: Sản lượng dầu thô của Mỹ năm 2021 giảm 0,07 triệu thùng/ngày so với năm 2020, đạt mức trung bình 11,21 triệu thùng/ngày. Sản lượng khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ năm 2021 tăng 30 nghìn thùng/ngày lên mức trung bình 5,44 triệu thùng/ngày. Trong năm 2022, sản lượng dầu thô dự báo trung bình khoảng 11,9 triệu thùng/ngày.
Nga: Sản lượng dầu mỏ của Nga trong tháng 7/2022 tăng 36 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 11,1 triệu thùng/ngày (bao gồm 9,8 triệu thùng thùng/ngày sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ và 1,2 triệu thùng/ngày khí NGL.
Ước tính trong tháng 8/2022 sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ giảm 71 nghìn thùng/ngày đạt 9,8 triệu thùng/ngày; khí NGL sẽ giảm 119 nghìn thùng/ngày. Trong năm 2022, sản lượng dầu mỏ dự báo sẽ tăng 80 nghìn thùng/ngày, đạt mức trung bình 10,9 triệu thùng/ngày.
Nga, nước chiếm khoảng 10% sản lượng dầu toàn cầu, đã và đang thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với nhiều nước châu Á và Trung Quốc - nước tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới - nhằm đa dạng hóa điểm đến của năng lượng xuất khẩu, vượt ra khỏi các thị trường truyền thống ở châu Âu.
Na Uy: Sản lượng dầu mỏ của Na Uy trong tháng 7/2022 tăng 0,34 triệu thùng/ngày so với tháng trước, đạt 1,9 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô của Na Uy trong tháng 7/2022 tăng 317 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt 1,6 triệu thùng/ngày. Sản lượng NGL và khí ngưng tụ tăng 19 nghìn thùng/ngày trong tháng 7/2022 so với tháng trước, đạt 0,2 triệu thùng/ngày.
Trong năm 2022, sản lượng dẩu mỏ dự báo sẽ giảm 43 nghìn thùng/ngày đạt trung bình 2,0 triệu thùng/ngày, giảm 64 nghìn thùng/ngày so với báo cáo trước, điều chỉnh giảm chủ yếu là do sản lượng trong quý I và quý II/2022 giảm. Sản lượng dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng vào quý IV/2022 khi khởi động các dự án nước ngoài mới như Nova, Hod, Njord Future, Bauge và Fenja-giai đoạn 1. Johan Sverdrup giai đoạn 2 dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2022.
Brazil: Sản lượng dầu thô của Brazil trong tháng 7/2022 tăng 111 nghìn thùng/ngày, đạt trung bình 2,9 triệu thùng/ngày.
Tổng sản lượng nhiên liệu lỏng của Brazil gồm cả nhiên liệu sinh học trong tháng 7/2022 tăng 113 nghìn thùng/ngày, đạt 3,6 triệu thùng/ngày.
Trong năm 2022, dự báo nguồn cung nhiên liệu của Brazil tăng 0,1 triệu thùng/ngày đạt trung bình 3,7 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô dự kiến sẽ tăng thông qua hai dự án khởi động mới.
Trung Quốc: Sản lượng dầu mỏ của Trung Quốc trong tháng 7/2022 giảm 151 nghìn thùng/ngày so với tháng trước đó, đạt trung bình 4,4 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô trong tháng 7/2022 giảm 146 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt 4,5 triệu thùng/ngày, tăng 4% so với cùng tháng năm 2021.
Các công ty Trung Quốc tăng đầu tư theo chiến lược đã hoạch định để nâng sản lượng dầu. Trong năm 2021, sản lượng dầu mỏ tăng 0,2 triệu thùng/ngày so với năm 2020, đạt 4,35 triệu thùng/ngày. Trong năm 2022, dự báo sản lượng dầu mỏ đạt 4,5 triệu thùng/ngày, tăng 155 nghìn thùng/ngày so với năm 2021.
Canada: Sản lượng dầu mỏ của Canada trong tháng 7/2022 tăng 209 nghìn thùng/ngày so với tháng liền trước, đạt trung bình 5,6 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu thô tổng hợp trong tháng 7/2022 đạt 1,17 triệu thùng/ngày, tăng 101 nghìn thùng/ngày so với tháng trước. Sau thời tiết băng giá, các nhà khai thác đã cố gắng tiếp tục hoạt động trở lại.
Nguồn cung dầu của Canada trong năm 2022 tăng 0,2 triệu thùng/ngày so với năm 2021, đạt trung bình 5,6 triệu thùng/ngày. Trong năm 2023 nguồn cung dầu dự báo sẽ tăng 0,2 triệu thùng/ngày lên mức trung bình 5,8 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu mỏ khu vực ngoài OPEC năm 2021 đạt 63,67 triệu thùng/ngày, tăng 0,7 triệu thùng/ngày so với năm 2020. Dự báo năm 2022 tăng khoảng 2,11 triệu thùng/ngày so với năm 2021, đạt trung bình 65,78 triệu thùng/ngày. Những nước đóng góp vào tăng trưởng nguồn cung trong năm 2022 là Mỹ, Brazil, Canada, Kazakhstan và Na Uy, trong khi sản lượng dầu dự kiến giảm chủ yếu ở Indonesia và Thái Lan.
Dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): Trong báo cáo hằng tháng công bố IEA dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tiếp tục giảm trong bối cảnh môi trường kinh tế toàn cầu biến động theo hướng tiêu cực.
Dự báo của OPEC: Trong năm 2021, nhu cầu dầu toàn cầu tăng 5,7 triệu thùng/ngày, đạt 96,92 triệu thùng/ngày, trong đó nhu cầu dầu của OECD tăng 1,79 triệu thùng/ngày và khu vực ngoài OECD tăng 1,58 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước đó.
Nhu cầu dầu trong năm 2022 tăng 3,10 triệu thùng/ngày so với năm 2021 lên trung bình 100,03 triệu thùng/ngày, giảm 260.000 thùng/ngày so với dự báo trước. Trong quý I/2022, nhu cầu dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh, chủ yếu do kinh tế hồi phục mạnh mẽ được hỗ trợ bởi các chương trình kích thích kinh tế và nới lỏng các biện pháp hạn chế do Covid-19. Các điều chỉnh nhu cầu giảm trong quý II, III và IV năm 2022 dựa trên dự báo kinh tế hiện tại có khả năng ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ thế giới.

Nguồn:VITIC/Reuter