menu search
Đóng menu
Đóng

Giá dầu thế giới tăng tuần thứ 3 liên tiếp

10:56 17/07/2023

Giá dầu thế giới giảm hơn 1 USD/thùng vào thứ sáu (14/7), khi đồng USD mạnh lên và các nhà kinh doanh dầu đã chốt lời khi giá tăng mạnh. Tính chung cả tuần, với giá dầu thô chuẩn ghi nhận mức tăng hàng tuần thứ ba liên tiếp.
 
Dầu thô Brent ở mức 79,87 USD/thùng, giảm 1,49 USD, tương đương 1,8%, trong khi dầu thô Mỹ giảm 1,47 USD, hay 1,9%, xuống mức 75,42 USD/thùng. Tính chung cả tuần giá dầu tăng gần 2%, sau khi gián đoạn nguồn cung ở Libya và Nigeria làm gia tăng lo ngại rằng thị trường sẽ thắt chặt trong những tháng tới.
Chỉ số đồng USD tăng cao hơn sau khi chạm mức thấp nhất trong 15 tháng trong phiên. Đồng bạc xanh mạnh hơn làm giảm nhu cầu dầu mỏ, khiến dầu thô trở nên đắt đỏ hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Rob Haworth, chiến lược gia đầu tư cao cấp tại U.S. Bank Wealth Management, cho biết tuần tới, đà tăng có thể tiếp tục khi lạm phát giảm, kế hoạch bổ sung dự trữ chiến lược của Mỹ, việc cắt giảm và gián đoạn nguồn cung có thể hỗ trợ thị trường.
Các nhà phân tích của Commerzbank cho biết thêm, xuất khẩu dầu của Nga cũng giảm đáng kể và nếu xu hướng này tiếp tục vào tuần tới, có thể sẽ đẩy giá lên cao hơn nữa do xuất khẩu dầu của Nga dự kiến sẽ giảm 500.000 thùng/ngày trong tháng 8.
Công ty năng lượng Mỹ trong tuần này đã cắt giảm số lượng giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes (BKR.O) cho biết. Số lượng giàn khoan dầu khí, một chỉ báo sớm về sản lượng trong tương lai, đã giảm 5 giàn xuống còn 675 giàn trong tuần tính đến ngày 14 tháng 7. Tổng số giàn khoan giảm 81.
Số giàn khoan dầu của Mỹ Kỳ đã giảm 3 xuống 537 trong tuần này, mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2022, trong khi số giàn khoan khí đốt giảm 2 xuống 133.
Giá dầu thô tại Mỹ đã giảm khoảng 6% từ đầu năm đến nay sau khi tăng khoảng 7% vào năm 2022. Trong khi đó, giá khí đốt của Mỹ đã giảm khoảng 44% từ đầu năm đến nay sau khi tăng khoảng 20% vào năm ngoái.
Trước đó, giá dầu thế giới tăng vào phiên chiều thứ năm (13/7), sau khi dữ liệu kinh tế và lạm phát của Mỹ làm dấy lên hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể có ít đợt tăng lãi suất hơn và số liệu thương mại của Trung Quốc cho thấy nhập khẩu dầu cao trong tháng 6/2023. Dầu thô Brent tăng 21 US cent, tương đương 0,3%, lên 80,32 USD/thùng, trong khi dầu thô Mỹ tăng 13US cent, tương đương 0,2%, ở mức 75,88 USD/thùng.
Dữ liệu của Mỹ vào thứ Tư cho thấy giá tiêu dùng tăng nhẹ trong tháng 6, ghi nhận mức tăng hàng năm nhỏ nhất trong hơn hai năm.
Yeap Jun Rong, chiến lược gia thị trường tại IG, cho biết: "Lạm phát ở Mỹ thấp hơn dự kiến cho thấy chu kỳ thắt chặt từ Fed cho đến nay đang có tác trong việc giảm bớt áp lực giá cả".
Trong khi đó, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 6 đạt tổng cộng 52,06 triệu tấn, tương đương 12,67 triệu thùng mỗi ngày (bpd), tăng 45,3% so với cùng kỳ năm trước, theo dữ liệu hải quan công bố hôm thứ Năm.
Dữ liệu hải quan cho thấy nhập khẩu dầu thô từ tháng 1 đến tháng 6 tăng 11,7% lên 282,1 triệu tấn, trong khi xuất khẩu các sản phẩm dầu tinh chế từ tháng 1 đến tháng 6 tăng 44,7% lên 31,31 triệu tấn.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, thương mại và đầu tư thế giới chậm lại và rủi ro địa chính trị tiếp tục ảnh hưởng đến thương mại của Trung Quốc, Lv Daliang, phát ngôn viên của Tổng cục Hải quan, cho biết hôm thứ Năm.
Một yếu tố khác hạn chế đà tăng giá là báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ về tồn trữ dầu thô của Mỹ tăng gần 6 triệu thùng vào tuần trước, lớn hơn nhiều so với dự kiến.
Giá dầu thế giới ít thay đổi trong phiên giao dịch sáng thứ Tư (12/7), trong bối cảnh hy vọng nhu cầu cao hơn ở các nước đang phát triển và việc cắt giảm nguồn cung của các nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới đã bù đắp cho thông tin về lo ngại suy thoái kinh tế làm tăng dự trữ dầu thô của Mỹ. Dầu Brent giảm 4 US cent, xuống còn 79,36 USD/thùng, giá dầu thô Mỹ (WTI) giảm 1 US cent xuống mức 74,82 USD/thùng.
Thông tin tác động tới giá là tồn trữ dầu thô của Mỹ tăng khoảng 3 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 7 tháng 7, theo các nguồn tin thị trường trích dẫn số liệu của Viện Dầu khí Mỹ.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết thị trường dầu mỏ sẽ tiếp tục thắt chặt trong nửa cuối năm 2023, do nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc và các nước đang phát triển kết hợp với việc cắt giảm nguồn cung được công bố gần đây, bao gồm cả các nhà xuất khẩu hàng đầu là Saudi Arabia và Nga. EIA hôm thứ Ba dự báo nhu cầu sẽ vượt nguồn cung 100.000 thùng mỗi ngày (bpd) vào năm 2023 và 200.000 thùng/ngày vào năm 2024.
Trước đó, giá dầu thế giới tăng vào phiên sáng thứ ba (11/7), tăng trở lại từ mức giảm trong phiên trước đó, do tác động từ những thông tin về việc cắt giảm nguồn cung của các nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn là Saudi Arabia, Nga và đồng USD giảm. Dầu thô Brent tăng 23 cent, tương đương 0,3%, lên 77,92 USD/thùng và dầu thô Mỹ tăng 32 cent, tương đương 0,4%, ở mức 73,31 USD/thùng. Giá đã giảm 1% vào thứ hai (10/7) do dự đoán rằng các đợt tăng lãi suất tiếp theo của Mỹ sắp diễn ra và khi các nhà đầu tư đạt lợi nhuận sau khi tăng 4,5% vào tuần trước.
Việc cắt giảm nguồn cung của các nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn Saudi Arabia và Nga dự kiến vào tháng 8 đã tác động tới giá dầu, điều này cũng được hỗ trợ khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong hai tháng. Đồng USD yếu hơn làm cho dầu thô rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác và thường làm tăng nhu cầu dầu mỏ.
Edward Moya, một nhà phân tích tại OANDA, cho biết: “Giá dầu đã tìm thấy một mức sàn và điều duy nhất có thể phá vỡ mức đó là nếu lạm phát của Mỹ đang ở mức cao và Fed buộc phải thắt chặt nền kinh tế này trước suy thoái”.
Moya cho biết các nhà kinh doanh năng lượng cũng dự đoán rằng Trung Quốc sẽ làm nhiều hơn để hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Saudi Arabia tuần trước cho biết họ sẽ gia hạn cắt giảm 1 triệu thùng mỗi ngày (bpd) ít nhất đến tháng 8 và Nga cho biết họ sẽ cắt giảm xuất khẩu dầu 500.000 thùng/ngày vào tháng tới.
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ gần mức thấp nhất trong 3 tuần
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ gần mức thấp nhất trong ba tuần vào thứ Sáu (14/7) do dự báo thời tiết ít nóng hơn ở Đông Bắc Mỹ, sản lượng tăng và lượng nhiên liệu xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) giảm.
Vào năm 2022, khoảng 49% năng lượng của bang đến từ các nhà máy chạy bằng khí đốt, phần lớn còn lại là từ gió (22%), than đá (16%), hạt nhân (8%) và năng lượng mặt trời (4%), theo dữ liệu liên bang.
Giá khí đốt kỳ hạn giao tháng 8 trên Sàn giao dịch hàng hóa New York giảm 0,6 cent, tương đương 0,2%, xuống mức 2,539 USD/mmBtu, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 20 tháng 6 trong ngày thứ hai liên tiếp.
Nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv cho biết sản lượng khí đốt trung bình ở 48 tiểu bang của Mỹ đã tăng lên 101,9 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) cho đến nay trong tháng 7, tăng từ 101,1 bcfd trong tháng 6.
Với thời tiết nóng hơn sắp tới, Refinitiv dự báo nhu cầu khí đốt của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ tăng từ 101,2 bcfd trong tuần này lên 106,6 bcfd vào tuần tới và 107,4 bcfd trong hai tuần.
Lưu lượng khí đốt đến 7 nhà máy xuất khẩu LNG lớn của Mỹ đã tăng lên mức trung bình 12,7 bcfd cho đến nay trong tháng 7 từ mức 11,6 bcfd trong tháng 6. Tuy nhiên, con số đó vẫn thấp hơn nhiều so với kỷ lục hàng tháng là 14,0 bcfd trong tháng 4 do việc bảo trì liên tục tại một số cơ sở, bao gồm LNG.A Sabine Pass của Cheniere Energy Inc ở Louisiana và Corpus Christi ở Texas.
Vào năm 2022, khoảng 69%, tương đương 7,2 bcfd, xuất khẩu LNG của Mỹ sang châu Âu.

Nguồn:VITIC/Reuters