Dầu Brent kỳ hạn tăng 84 US cent, tương đương 1,1%, lên 78,09 USD/thùng, trong khi dầu thô Mỹ (WTI) tăng 68 US cent, tương đương 0,9%, lên 73,98 USD.
Đó là mức đóng cửa cao nhất đối với Brent kể từ tháng 10 năm 2018 và đối với WTI kể từ tháng 7 năm 2021.
Đây là tuần tăng thứ ba đối với dầu Brent và tuần thứ năm đối với WTI, chủ yếu là do sản lượng của Bờ Vịnh Mỹ bị gián đoạn do cơn bão Ida vào cuối tháng Tám.
Gián đoạn sản lượng có thể kéo dài trong nhiều tháng và đã dẫn đến lượng hàng tồn kho của Mỹ và toàn cầu giảm mạnh.
Các nhà máy lọc dầu của Mỹ đang tìm để thay thế dầu thô vùng Vịnh, chuyển sang dầu của Iraq và Canada, các thương nhân cho biết.
Nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ đã tăng lên mức cao nhất trong ba tháng vào tháng 8/2021, phục hồi từ mức thấp gần một năm trong tháng 7/2021.
Một số thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh của họ, được gọi là OPEC +, đã phải vật lộn để tăng sản lượng sau nhiều năm giảm đầu tư hoặc công việc bảo dưỡng bị trì hoãn trong thời kỳ đại dịch.
Nga cho biết họ sẽ vẫn là nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy cho các thị trường toàn cầu.
Iran, quốc gia muốn xuất khẩu nhiều dầu hơn, cho biết họ sẽ quay lại đàm phán về việc nối lại thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 "rất sớm", nhưng chưa đưa ra ngày cụ thể.
Tại Mỹ, đã bổ sung thêm 10 giàn khoan dầu trong tuần này, nâng số lượng giàn khoan dầu khí lên thứ 14 liên tiếp.
Các nhà phân tích của UBS viết rằng dầu Brent có thể đạt 80 USD vào cuối tháng 9 do sản lượng OPEC giảm và nhu cầu ở Trung Đông mạnh hơn.
Việc bán công khai dầu đầu tiên của Trung Quốc đối với dự trữ dầu nhà nước đã giới hạn mức tăng giá dầu thô.
Các nhà phân tích cũng lưu ý rằng China Evergrande mắc nợ vẫn là một rủi ro đối với giá dầu.
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng
Giá khí tự nhiên (LNG) tại Mỹ tăng hơn 3% lên mức cao nhất trong một tuần, khi giá LNG toàn cầu gần kỷ lục, nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh.
Giá khí LNG giao tháng 10 tăng 16,4 US cent, tương đương 3,3%, lên 5,140 USD/ mmBtu, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 16/9.
Hợp đồng tương lai tháng 11 đã tăng 16 US cent lên 5,20 USD/mmBtu.
Nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv cho biết sản lượng khí tại 48 tiểu bang của Mỹ đã giảm xuống mức trung bình 90,7 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) trong tháng 9 từ mức 92,0 bcfd trong tháng 8, phần lớn do thiệt hại liên quan đến Bão Ida dọc theo Bờ Vịnh. Con số đó so với kỷ lục hàng tháng là 95,4 bcfd vào tháng 11 năm 2019.
Với thời tiết mát mẻ hơn, Refinitiv dự báo nhu cầu khí LNG trung bình của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ giảm từ 86,2 bcfd trong tuần này xuống 82,7 bcfd vào tuần tới do việc sử dụng điều hòa không khí giảm.
Một trong những lý do lớn nhất khiến giá cả ở châu Âu tăng vọt trong những tuần gần đây là do lo ngại tồn trữ khí LNG trong kho thấp khi bước vào mùa sưởi ấm mùa đông, khi nhu cầu về nhiên liệu lên đến đỉnh điểm.
Nguồn:VITIC/Reuters