Tuy nhiên, thị trường cuối cùng cũng biết rằng Ghawar không thể sản xuất nhiều dầu mỏ như họ vẫn nghĩ.
Bloombergđưa tin, khi Aramco công bố lợi nhuận lần đầu tiên vào hôm 1/4 kể từ khi quốc hữu hóa cách đây 40 năm, tập đoàn này cũng đã vén lên bức màn bí mật xoay quanh các mỏ dầu khổng lồ của họ.
Bản cáo bạch trái phiếu của Aramco tiết lộ rằng Ghawar có thể bơm tối đa 3,8 triệu thùng dầu mỗi ngày, thấp hơn mức 5 triệu mà thị trường vẫn tin tưởng.
"Là mỏ dầu lớn nhất Arab Saudi, công suất sản xuất thấp bất ngờ của Ghawar mới là thứ nổi bật trong bản quảng cáo", ông Virendra Chauhan, một trưởng bộ phận tại công ty tư vấn Energy Aspects có trụ sở tại Singapore, cho hay.
Nguồn: Reuters.
Cơ quan Quản lí Thông tin Năng lượng, một bộ phận của chính phủ Mỹ chuyên cung cấp số liệu thống kê và thường được sử dụng làm chuẩn mực của thị trưởng dầu mỏ, cho rằng công suất sản xuất của Ghawar ở mức 5,8 triệu thùng dầu mỗi ngày năm 2017.
Aramco, trong một bài thuyết trình tại Washington năm 2004, cũng từng cho biết mỏ dầu này có thể bơm hơn 5 triệu thùng mỗi ngày và đã thực hiện như vậy ít nhất là một thập kỉ trước.
Bản thông tin trên của Aramco không cung cấp lý do tại sao Ghawar lại sản xuất ít dầu hơn 15 năm trước, một mức giảm đáng kể đối với bất kì mỏ dầu nào. Cũng không cho biết liệu con số này có thể tiếp tục giảm bao nhiêu trong tương lai.
Aramco không đưa ra bình luận về công bố từBloombergngay lập tức.
Tốc độ sản xuất tối đa mới của Ghawar đồng nghĩa rằng Permian ở Mỹ - mỏ dầu bơm 4,1 triệu thùng dầu mỗi ngày vào tháng trước theo dữ liệu của chính phủ nước này - mới là lưu vực sản xuất dầu lớn nhất hiện tại.
Tuy nhiên, phép so sánh trên là không chính xác bởi mỏ dầu ở Arab Saudi là một hồ chứa dầu truyền thống, trong khi đó Permian là một mỏ đá phiến phi truyền thống.
Ghawar kéo dài khoảng 174 dặm, tương đương khoảng cách từ New York đến Baltimore, đóng vai trò rất quan trọng đối với Arab Saudi bởi mỏ dầu này, chiếm hơn một nửa tổng lượng dầu thô tích lũy của vương quốc này, theo bản cáo bạch trái phiếu.
Ngoài Ghawar, được tìm thấy vào năm 1948 bởi một nhà địa chất người Mỹ, Arab Saudi còn phụ thuộc rất nhiều vào hai mỏ dầu lớn khác là Khurais (được phát hiện vào năm 1957 và có thể bơm 1,45 triệu thùng dầu mỗi ngày) và Safaniyah (được phát hiện vào năm 1951). Đến ngày nay, Safaniyah vẫn là mỏ dầu ngoài khơi lớn nhất thế giới với công suất 1,3 triệu thùng dầu/ngày.
Mặc dù bản quảng cáo trên xác nhận rằng công suất sản xuất tối đa chung, sự khác biệt về công suất của từng mỏ dầu là trái ngược với những gì thị trường đã giả định.
Theo bản cáo bạch, Arab Saudi sẽ giữ khoảng 1 - 2 triệu thùng dầu/ngày cho mục đích dự trữ và chỉ sử dụng khi có chiến tranh, tình trạng hỗn loạn hoặc nhu cầu mạnh mẽ khác thường.
Công suất của các mỏ dầu lớn tại Arab Saudi.
Aramco cũng sử dụng công suất dự phòng này trong trường hợp ngừng sản xuất ngoài dự kiến ở bất kì mỏ dầu nào và để duy trì mức sản xuất trong suốt quá trình bảo trì mỏ dầu.
Năm 2018, Bộ trưởng Năng lượng của Arab Saudi, ông Khalid Al-Falih, cho biết việc duy trì nguồn cung dự phòng trên tiêu tốn 2 tỉ USD mỗi năm. Đối với Aramco, đây là một chi phí đáng kể vì công ty này phải đầu tư hàng tỉ USD vào các cơ sở không thường xuyên được sử dụng.
Tuy nhiên, Aramco cho biết số công suất dự phòng trên có thể cho phép họ thu lợi nhuận cao vào những thời điểm thắt chặt thị trường. Trong giai đoạn 2013 - 2018, Aramco đã thu thêm 35,5 tỉ USD lợi nhuận nhờ số công suất dự phòng của mình.
Theo Trần Nam Thi/Kinh tế & Tiêu dùng