Nhập khẩu từ Nga - nhà cung cấp hàng đầu cho Trung Quốc trong 3 năm qua - đứng ở mức 6,97 triệu tấn hay 1,64 triệu thùng/ngày trong tháng trước, so với 1,31 triệu thùng/ngày trong tháng 1/2018 và 1,66 triệu thùng/ngày trong tháng 12/2019, theo tính toán của Reuters dựa trên số liệu từ Tổng cục Hải quan.
Saudi Arabia đã cung cấp 5,76 triệu tấn hay 1,36 triệu thùng/ngày trong tháng 1/2019, tăng 34,2% so với một năm trước.
Công ty dầu nhà nước Aramco đã ký một thỏa thuận sơ bộ tại Bắc Kinh trong tuần trước để đầu tư 2 nhà máy lọc dầu, thúc đẩy để lấy lại thị trường bị mất tại nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới này.
Nhập khẩu từ Venezuela là 1,74 triệu tấn hay 409.260 thùng/ngày, tăng từ 1,153 triệu tấn trong tháng 12/2018.
Mỹ bắt đầu áp đặt các lệnh trừng phạt mới với Venezuela trong tháng 1/2019 nhằm cắt bỏ doanh thu dầu và buộc Tổng thống Nicolas Maduro từ chức.
Trung Quốc, nhà tài chính hàng đầu của Venezuela đang nạp tối đa dầu từ nhà xuất khẩu Nam Mỹ này trong tháng 1 và tháng 2/2019, lấy khoảng 8 - 10 thùng dầu để thanh toán nợ.
Nhập khẩu từ Iran ở mức 1,6 triệu tấn hay 377.038 thùng/ngày, so với 504.000 thùng/ngày trong tháng 12/2018. Số liệu đó so với 360.000 thùng/ngày được phép theo sự miễn trừ trừng phạt của Mỹ kéo dài tới tháng 5/2019.
Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc là 0 tháng thứ 2 liên tiếp, bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại giữa hai quốc gia này. Nhập khẩu năm 2018 tăng 24,8% so với năm 2017 lên 245.616 thùng/ngày.
Nguồn: VITIC/Reuters
Nguồn:Vinanet