Họ cho biết lựa chọn này được các quan chức năng lượng của Saudi Arabia thảo thuận nội bộ trong những tháng gần đây. Hai nguồn tin này cho biết dự định này được bàn luận với các thành viên OPEC và một nguồn tin tóm tắt chính sách dầu mỏ của Saudi Arabia cho biết Riyadh cũng đã truyền đạt mối đe dọa tới các quan chức năng lượng Mỹ.
Cơ hội để dự luật của Mỹ được gọi là NOPEC có hiệu lực là rất nhỏ và Saudi Arabia sẽ khó có thể thực hiện hành động của mình, nhưng thực tế Riyadh đang xem xét một bước quyết liệt như vậy là một dấu hiệu khó chịu của vương quốc này về khả năng những thách thức pháp lý của Mỹ với OPEC.
Trong trường hợp có lẽ không xảy ra, Riyadh có thể bỏ đồng USD, điều đó sẽ làm suy yếu đồng tiền dự trữ chính của thế giới, làm giảm quyền lực của Washington trong thương mại toàn cầu và làm suy yếu khả năng thực thi lệnh trừng phạt với các quốc gia.
Một trong số các nguồn tin cho biết “người Saudi biết họ có đồng USD là lựa chọn hạt nhân”. Một nguồn tin khác cho biết “người Saudi nói: để người Mỹ thông qua NOPEC và điều đó sẽ khiến nền kinh tế Mỹ sụt đổ một phần”.
NOPEC lần đầu tiên được giới thiệu trong năm 2000 và nhằm mục tiêu loại bỏ quyền miễn trừ chủ quyền khỏi luật chống độc quyền của Mỹ, mở đường cho các quốc gia OPEC bị kiện vì hạn chế sản lượng trong một nỗ lực nâng giá dầu.
Trong khi đó dự luật này chưa bao giờ biến nó thành luật mặc dù có rất nhiều nỗ lực, pháp luật đã đạt được động lực kể từ khi Donald Trump nhận chức tổng thống Mỹ. Trump cho biết ông ủng hộ NOPEC trong một cuốn sách xuất bản năm 2011 trước khi ông đắc cử, mặc dù ông không lên tiếng ủng hộ NOPEC với tư cách là Tổng thống.
Thay vào đó Trump đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ Mỹ - Saudi, gồm cà việc bán thiết bị quân sự của Mỹ, ngay cả sau khi nhà báo Jamal Khashoggi bị giết vào năm ngoái.
Một động thái loại bỏ đồng USD của Saudi Arabia sẽ cộng hưởng tốt với các nhà sản xuất dầu mỏ lớn ngoài OPEC như Nga cũng như các nước tiêu dùng lớn Trung Quốc và Liên minh Châu Âu EU, đang kêu gọi hành động để đa dạng hóa thương mại toàn cầu khỏi đồng USD làm giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ tới kinh tế toàn cầu.
Nga, là đối tượng bị các lệnh trừng phạt của Mỹ, đã cố gắng bán dầu bằng đồng euro và đồng CNY của Trung Quốc nhưng tỷ lệ bán bằng những loại tiền này là không đáng kể.
Venezuela và Iran, cũng bị các lệnh trừng phạt của Mỹ, đã bán hầu hết dầu bằng đồng tiền khác, nhưng họ không thách thức được chủ quyền của đồng USD trong thị trường dầu mỏ.
Tuy nhiên, một đồng minh lâu đời của Mỹ như Saudi Arabia gia nhập câu lạc bộ những người bán dầu không dùng đồng USD thì đó sẽ là một động thái quan trọng hơn nhiều để đạt được lực kéo trong ngành.
Saudi Arabia kiểm soát 1/10 sản lượng dầu toàn cầu, ngang với các đối thủ chính - Mỹ và Nga. Công ty dầu nhà nước Saudi Aramco giữ vương niệm nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới với doanh thu 356 tỷ USD trong năm ngoái.
Phụ thuộc vào giá, dầu ước tính đại diện 2 tới 3% của tổng sản phẩm quốc nội. Với mức giá hiện nay 70 USD/thùng, giá trị sản lượng dầu toàn cầu hàng năm là 2,5 nghìn tỷ USD.
Không phải tất cả khối lượng dầu này được giao dịch dưới dạng đồng USD, nhưng ít nhất 60% được giao dịch qua các tàu và các đường ống dẫn quốc tế với phần lớn giao dịch đó thực hiện dưới dạng đồng USD.
Chỉ khả năng NOPEC có ý nghĩa đối với tổ chức OPEC. Qatar, một trong số những thành viên vùng Vịnh OPEC, đã rời khỏi tổ chức này trong tháng 12/2018 vì rủi ro NOPEC có thể gây thiệt hại cho kế hoạch phát triển của Mỹ.
Hai nguồn tin cho biết mặc dù mối đe dọa của đồng USD gia tăng, Saudi Arabia không tin tưởng họ sẽ cần thực hiện hành động của mình.
Trong trường hợp động thái của Saudi Arabia mạnh mẽ như vậy, tác động này sẽ mất một thời gian để giải quyết các tập quán kéo dài hàng thập kỷ của ngành dầu mỏ liên quan tới đồng USD từ cho vay đến thanh toàn bù trù.
Các mối đe dọa tiềm tàng khác được nêu ra trong các cuộc thảo luận của Saudi về trả đũa chống lại NOPEC gồm thanh lý các cổ phần của vương quốc này tại Mỹ. Vương quốc này có gần 1 nghìn tỷ USD đầu tư tại Mỹ và giữ khoảng 160 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ.
Nếu thực hiện mối đe dọa của mình, Riyadh cũng sẽ phải từ bỏ việc ghim giữ đồng riyal của Saudi với đồng USD mà đã được trao đổi ở một tỷ lệ cố định kể từ năm 1986.
Mỹ, nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung từ Saudi Arabia và OPEC trong hàng thập kỷ, trong khi hỗ trợ quân đội Riyadh chống lại kẻ thù truyền kiếp Iran.
Nhưng sản lượng dầu đá phiến trong nước tăng lên khiến Mỹ ít phụ thuộc vào OEPC, cho phép họ trở nên mạnh mẽ hơn để đối phó với Saudi Arabia và các quốc gia Trung Đông khác.
Trong hơn một năm qua, Trump thường xuyên kêu gọi OPEC bơm thêm dầu để giảm giá trên toàn cầu và liên hệ nhu cầu của ông với việc hỗ trợ chính sách cho Riyadh - điều mà chính quyền Mỹ trước đây kiềm chế thực hiện.
Nguồn: VITIC/Reuters
Nguồn:Vinanet