-Theo số liệu của OPEC, nguồn cung dầu mỏ toàn cầu trong tháng 12/2022 tăng 0,3 triệu thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 101,7 thùng/ngày.
-Theo OPEC, nhu cầu dầu thô trên thế giới năm 2023 tăng thêm 2,2 triệu thùng/ngày so với năm 2022, lên trung bình 101,8 triệu thùng/ngày.
-Nguồn cung dầu của các nước ngoài OPEC năm 2023 tăng 1,5 triệu thùng/ngày so với năm 2022, đạt 67,1 triệu thùng/ngày.
Ngày 20/1 dầu Brent ở mức 86,68 USD/thùng và dầu thô Mỹ (WTI) đạt 80,67 USD/thùng; giá xăng RON92 đạt 101,68 USD/thùng, so với đầu tháng giá xăng dầu tăng khoảng 4-6%.
Những thông tin tích cực là tăng trưởng kinh tế của Mỹ mạnh hơn dự kiến cùng hy vọng nhu cầu của Trung Quốc phục hồi nhanh chóng khi số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 ở nước này giảm đã tác động tích cực lên giá dầu.
Ngày 27/1, giá dầu Brent ở mức 86,66 USD/thùng, tăng 3 US cent so với tuần trước đó. Dầu thô Mỹ giảm 1,33 USD, tương đương 1,6%, xuống mức 79,68 USD/thùng, thấp hơn 2% so với tuần trước.
Vào thứ hai (31/1), giá dầu giảm 2%, khi các ngân hàng trung ương lớn sắp tăng lãi suất gây áp lực lên nhu cầu và xuất khẩu của Nga vẫn mạnh. Dầu Brent giao tháng 3 giảm 1,76 USD, tương đương 2,03%, xuống 84,90 USD/thùng. Dầu thô Mỹ giảm 1,78 USD xuống 77,90 USD/thùng, mức giảm 2,23% - mức giảm mạnh nhất trong gần 4 tuần.
Trong tháng 01/2023 giá dầu Brent giảm nhẹ hơn 1%.
Dầu từ các cảng Baltic của Nga sẽ tăng 50% trong tháng 1/2023 so với tháng 12 khi do nhu cầu mạnh ở châu Á và hưởng lợi từ giá năng lượng toàn cầu tăng, các thương nhân cho biết.
John Kilduff, đối tác tại Again Capital LLC ở New York, cho biết: “Nếu nguồn cung của Nga vẫn mạnh trong tháng tới, dầu có thể sẽ tiếp tục có xu hướng giảm”. Ông cho biết thêm rằng việc chốt lời trước cuối tuần cũng có thể khiến giá giảm xuống.
Các công ty năng lượng của Mỹ trong tuần này đã giữ số giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên ổn định ở mức 771, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co (BKR.O) cho biết trong báo cáo.
Trong khi đó, các đại biểu của OPEC+ sẽ họp vào tuần tới để xem xét mức sản lượng dầu thô, với các nguồn tin từ nhóm sản xuất dầu dự kiến sẽ không có thay đổi nào đối với chính sách sản lượng hiện tại.
Quyết định tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ về lãi suất sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 31 tháng 1 và ngày 1 tháng 2 trong bối cảnh lạm phát giảm và tổng sản phẩm quốc nội tăng nhanh hơn dự kiến 2,9% trong quý IV.
Dự trữ tại Cushing, trung tâm định giá hợp đồng dầu tương lai của NYMEX, tăng 4,2 triệu thùng trong tuần này, cũng gây áp lực lên thị trường.
Tại Trung Quốc, các trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 đã giảm 72% so với mức cao nhất vào đầu tháng này trong khi số ca tử vong hàng ngày ở bệnh nhân COVID-19 trong bệnh viện đã giảm 79% so với mức đỉnh, cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang bình thường hóa và thúc đẩy kỳ vọng về nhu cầu dầu phục hồi.
Vào thứ hai (31/1), giá dầu giảm 2%, khi các ngân hàng trung ương lớn sắp tăng lãi suất gây áp lực lên nhu cầu và xuất khẩu của Nga vẫn mạnh. Dầu Brent giao tháng 3 giảm 1,76 USD, tương đương 2,03%, xuống 84,90 USD/thùng. Dầu thô Mỹ giảm 1,78 USD xuống 77,90 USD/thùng, mức giảm 2,23% - mức giảm mạnh nhất trong gần 4 tuần.
Thị trường cũng chịu áp lực từ những dấu hiệu cho thấy nguồn cung dồi dào của Nga bất chấp lệnh cấm của Liên minh châu Âu và mức trần giá G7 áp đặt.
Bên cạnh các cuộc họp của ngân hàng trung ương, một cuộc họp vào thứ Tư của các bộ trưởng chủ chốt từ nhóm OPEC + bao gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh do Nga dẫn đầu cũng sẽ được chú ý.
Hy vọng về sự gia tăng nhu cầu của Trung Quốc đã thúc đẩy giá dầu vào năm 2023. Nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới cuối tuần qua đã cam kết thúc đẩy phục hồi tiêu dùng để hỗ trợ nhu cầu.
Kissler nói thêm: “Các thị trường đã định giá nhu cầu gia tăng chủ yếu từ Trung Quốc, vì vậy các thương nhân đang chờ đợi và xem thái độ đối với các dấu hiệu rõ ràng về sự sụt giảm nhu cầu”.
Tồn trữ dầu thô của Mỹ dự kiến sẽ giảm khoảng 1 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 27 tháng 1, một cuộc thăm dò sơ bộ của Reuters cho thấy, trong khi dự trữ xăng dự kiến sẽ tăng.
Trong năm 2022, giá xăng dầu biến động rất mạnh, giá tăng mạnh kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra, giá chạm đỉnh trong phiên giao dịch ngày 07/3/2022, dầu Brent chạm mức 139,13 USD/thùng; dầu thô Mỹ (WTI) đạt 130,50 USD/thùng, và giá xăng RON 92 đạt mức 143,19 USD/thùng. Trong 3 tháng đầu năm giá xăng dầu đã tăng khoảng 60%. Sau đó giá giảm dần trở lại đến cuối năm và gần như xóa sạch mọi sự tích lũy từ đầu năm 2022. Tính chung trong năm 2022 giá dầu Brent, dầu thô Mỹ (WTI) và xăng RON 92 tăng khoảng từ 4-6%.
Những yếu tố tác động tăng giá dầu trong tháng 01/2023:
Những thông tin tích cực là tăng trưởng kinh tế của Mỹ mạnh hơn dự kiến cùng hy vọng nhu cầu của Trung Quốc phục hồi nhanh chóng khi số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 ở nước này giảm đã tác động tích cực lên giá dầu.
Tồn trữ dầu thô của Mỹ giảm khoảng 1,8 triệu thùng cũng là nhân tố tích cực đối với thị trường dầu mỏ.
Đồng USD yếu hơn khiến dầu được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ tiền tệ khác và khuyến khích mua vào.
Nguồn cung
Theo số liệu sơ bộ của OPEC, nguồn cung dầu mỏ toàn cầu trong tháng 12/2022 tăng 0,3 triệu thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 101,7 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu thô của 13 quốc gia OPEC trong tháng 12/2022 tăng 91 nghìn thùng/ngày so với tháng trước đó, đạt trung bình 28,97 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô tăng chủ yếu tại Nigeria, Angola, Libya và Venezuela, trong khi sản lượng giảm tại Algeria, Kuwait và Congo.
Nguồn cung của khu vực ngoài OPEC
Sản lượng dầu mỏ của khu vực ngoài OPEC (gồm NGL của OPEC) tháng 11/2022 tăng 0,8 triệu thùng/ngày, đạt 72,7 triệu thùng/ngày, tăng 2,1 triệu thùng/ngày so với cùng tháng năm trước.
Mỹ: Sản lượng dầu mỏ của Mỹ năm 2022 tăng 1,1 triệu thùng/ngày so với năm 2021, đạt mức trung bình 19 triệu thùng/ngày, tăng 44 nghìn thùng/ngày so với dự báo tháng trước. Sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ dự kiến tăng 0,6 triệu thùng/ngày, đạt mức 11,8 triệu thùng/ngày.
Trong năm 2023, sản lượng dầu thô dự báo tăng 0,8 triệu thùng/ngày đạt 12,6 triệu thùng/ngày.
Nga: Sản lượng dầu mỏ của Nga trong tháng 11/2022 tăng 173 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 11,2 triệu thùng/ngày (bao gồm 9,8 triệu thùng thùng/ngày sản lượng dầu thô và 1,4 triệu thùng/ngày khí NGL). Sản lượng dầu thô trong tháng 12/2022 ở mức 9,8 triệu thùng/ngày.
Năm 2022 sản lượng dầu mỏ dự báo sẽ tăng thêm 0,2 triệu thùng/ngày so với năm trước, đạt mức trung bình 11 triệu thùng/ngày, tăng 68 nghìn thùng/ngày so với báo cáo tháng trước. Năm 2023, sản lượng dầu mỏ dự báo giảm 0,85 triệu thùng/ngày xuống mức 10,2 triệu thùng/ngày.
Nga- nước chiếm khoảng 10% sản lượng dầu toàn cầu, đã và đang thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với nhiều nước châu Á và Trung Quốc - nước tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới - nhằm đa dạng hóa điểm đến của năng lượng xuất khẩu, vượt ra khỏi các thị trường truyền thống ở châu Âu.
Na Uy: Sản lượng dầu mỏ của Na Uy trong tháng 11/2022 giảm 8 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt 1,9 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô của Na Uy trong tháng 11/2022 giảm nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt 1,7 triệu thùng/ngày. Sản lượng NGL và khí ngưng tụ đạt 0,2 triệu thùng/ngày, không thay đổi so với tháng trước đó.
Trong năm 2022, sản lượng dầu mỏ giảm 35 nghìn thùng/ngày đạt trung bình 1,9 triệu thùng/ngày, điều chỉnh giảm chủ yếu là do sản lượng trong quý IV/2022 giảm. Năm 2023, sản lượng dầu mỏ dự báo sẽ tăng 0,3 triệu thùng/ngày, đạt 2,2 triệu thùng/ngày, với việc triển khai giai đoạn 2 của mỏ dầu lớn Johan Sverdrup sẽ là nguồn tăng sản lượng chính.
Brazil: Sản lượng dầu thô của Brazil trong tháng 11/2022 giảm 149 nghìn thùng/ngày, đạt trung bình 3,1 triệu thùng/ngày.
Tổng sản lượng nhiên liệu lỏng của Brazil gồm cả nhiên liệu sinh học trong tháng 11/2022 giảm 147 nghìn thùng/ngày, đạt 3,8 triệu thùng/ngày.
Trong năm 2022, nguồn cung nhiên liệu của Brazil tăng 0,1 triệu thùng/ngày đạt trung bình 3,7 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô dự kiến sẽ tăng thông qua hai dự án khởi động mới. Trong năm 2023, nguồn cung nhiên liệu lỏng bao gồm cả nhiên liệu sinh học dự báo tăng 0,2 triệu thùng/ngày, đạt mức trung bình 3,9 triệu thùng/ngày.
Trung Quốc: Sản lượng dầu mỏ của Trung Quốc trong tháng 11/2022 tăng 25 nghìn thùng/ngày so với tháng trước đó, đạt trung bình 4,4 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô trong tháng 11/2022 tăng 27 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt 4,0 triệu thùng/ngày. Trong năm 2022, sản lượng dầu mỏ đạt trung bình 4,5 triệu thùng/ngày, tăng 151 nghìn thùng/ngày so với năm trước đó. Trung Quốc đặt ra kế hoạch 5 năm (2021-2025) duy trì sản lượng dầu mỏ trên 4 triệu thùng/ngày.
Xuất khẩu nhiên liệu tinh chế trong tháng 12/2022, bao gồm cả dầu nhiên liệu hàng hải, ở mức 7,7 triệu tấn, cao nhất kể từ tháng 4 năm 2020 và tăng 25% so với tháng 11/2022, mặc dù xuất khẩu trong cả năm 2022 vẫn thấp hơn 11% so với năm 2021.
Trung Quốc đã nâng hạn ngạch xuất khẩu đợt đầu tiên của năm 2023 đối với các sản phẩm dầu tinh chế lên 18,99 triệu tấn, tăng 46% so với 13 triệu tấn một năm trước đó. Diễn ra sau đợt phát hành lớn 13,25 triệu tấn vào tháng 9, khi chính phủ tìm cách củng cố nền kinh tế bằng cách khuyến khích các nhà máy lọc dầu đẩy mạnh hoạt động và hưởng lợi từ lợi nhuận xuất khẩu.
Trong năm 2023 dự báo sản lượng dầu mỏ đạt trung bình 4,5 triệu thùng/ngày.
Canada: Sản lượng dầu mỏ của Canada trong tháng 11/2022 tăng 94 nghìn thùng/ngày so với tháng liền trước, đạt trung bình 5,8 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu thô truyền thống trong tháng 11/2022 đạt 1,2 triệu thùng/ngày, tăng 21 nghìn thùng/ngày so với tháng trước. Sau thời tiết băng giá, các nhà khai thác đã cố gắng tiếp tục hoạt động trở lại.
Nguồn cung dầu của Canada trong năm 2022 tăng 0,2 triệu thùng/ngày so với năm 2021, đạt trung bình 5,6 triệu thùng/ngày. Trong năm 2023 nguồn cung dầu dự báo sẽ tăng 0,2 triệu thùng/ngày lên mức trung bình 5,8 triệu thùng/ngày. Sản lượng gia tăng chủ yếu đến từ mỏ cát dầu của tỉnh Alberta, nơi có mức sản lượng trung bình 3,1 triệu thùng/ngày trong năm 2022.
Sản lượng dầu mỏ khu vực ngoài OPEC năm 2022 đạt 65,61 triệu thùng/ngày, tăng 1,93 triệu thùng/ngày so với năm 2021. Dự báo năm 2023 tăng khoảng 1,54 triệu thùng/ngày so với năm 2022, đạt trung bình 67,16 triệu thùng/ngày. Những nước đóng góp vào tăng trưởng nguồn cung trong năm 2023 là Mỹ, Brazil, Canada, Nga, trong khi sản lượng dầu dự kiến giảm chủ yếu ở Na Uy và Thái Lan.
Nhu cầu
Trung Quốc: Việc áp dụng biện pháp hạn chế do Covid tiếp tục hạn chế hoạt động tác động mạnh lên nhu cầu dầu ở Trung Quốc. Nhu cầu dầu giảm 0,25 triệu thùng/ngày trong tháng 11/2022, sau khi giảm 0,2 triệu thùng/ngày trong tháng trước đó. Mặc dù bị ảnh hưởng Covid-19, nhu cầu dầu diesel vẫn tương đối ổn định, tăng 0,2 triệu thùng/ngày, chủ yếu do nhu cầu của ngành công nghiệp và lĩnh vực hóa dầu tăng.
Khi việc phong tỏa đã giảm lưu lượng giao thông, nhu cầu xăng giảm 0,7 triệu thùng/ngày trong tháng 11/2022, từ mức giảm 0,4 triệu thùng/ngày trong tháng trước đó.
Nhập khẩu dầu thô trong năm 2022 đạt tổng cộng 508,28 triệu tấn, tương đương 10,17 triệu thùng mỗi ngày, thấp hơn 0,9% so với năm 2021, theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung quốc. Nhập khẩu chậm lại trong phần lớn thời gian của năm do các nhà máy lọc dầu phải đối mặt với lợi nhuận suy yếu và nhu cầu nhiên liệu chậm lại, nhưng đã bắt đầu phục hồi vào tháng 10/2022 khi Bắc Kinh chuyển sang hỗ trợ ngành bằng cách thúc đẩy mạnh xuất khẩu nhiên liệu.
Với việc chính phủ tập trung vào việc phục hồi tăng trưởng kinh tế trong năm nay sau khi bỏ các biện pháp kiểm soát COVID, một số nhà phân tích đang kỳ vọng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc sẽ phục hồi mạnh mẽ vào năm 2023.
Nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc đang trên đà phục hồi do việc nới lỏng các biện pháp hạn chế gần đây đối với dịch Covid-19. GDP dự kiến sẽ tăng 4,8% trong năm 2023. Ngoài ra Trung Quốc có kế hoạch mở rộng chi tiêu tài chính để hỗ trợ phục hồi kinh tế, sẽ tác động tích cực tới nhu cầu dầu mỏ trong sản xuất, xây dựng và lưu lượng giao thông. Lưu lượng giao thông trong hàng không sẽ tăng cả trong nước và quốc tế. Dự báo nhu cầu dầu trong quý I/2023 sẽ tăng 0,2 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước.
Ấn Độ: Nhu cầu dầu của Ấn Độ vẫn duy trì mức tăng trong tháng 11/2022, tăng 0,43 triệu thùng/ngày so với năm trước đó, đạt 4,96 triệu thùng/ngày. Nhu cầu xăng dầu được hỗ trợ mạnh bởi kinh tế tăng trưởng kể từ khi nới lỏng các hạn chế Covid-19.
Nhu cầu xăng dầu được thúc đẩy bởi hoạt động, sản xuất kinh doanh các ngành công nghiệp. Thu nhập của người tiêu dùng tăng, thúc đẩy hoạt động du lịch, tổng lưu lượng hành khách hàng không của Ấn Độ (trong nước và quốc tế) tăng. Tỷ lệ lạm phát của ấn Độ đang có xu hướng giảm, giảm từ 6,8% trong tháng 10/2022 xuống 5,7% trong tháng 11/2022.
Trong năm 2022, nhu cầu dầu đã phục hồi. Lưu lượng giao thông đã tăng trở lại, nhu cầu xăng và dầu diesel sẽ tăng dựa trên triển vọng kinh tế tiếp tục phát triển và nhu cầu về nhiên liệu vận tải. Lĩnh vực công nghiệp phát triển sẽ hỗ trợ cho nhu cầu dầu diesel, LPG và naphtha. Với mức tăng trưởng dự kiến 6,5% trong quý I/2023, hoạt động kinh tế và xã hội kỳ vọng sẽ duy trì ổn định, nhu cầu dầu dự báo tăng 0,2 triệu thùng/ngày so với năm trước. Nhu cầu xăng dự đoán là sản phẩm tăng mạnh nhất trong quý I/2023, sau đó là diesel.
OECD Châu Âu: Tiêu thụ xăng dầu trong khu vực vẫn giảm trong tháng 10/2022, giảm 0,1 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên hoạt động sản xuất trong khu vực tiếp tục suy yếu do hoạt động kinh tế chậm lại và tỷ lệ lạm phát trong khu vực đồng euro tiếp tục tăng và đã đạt kỷ lục mới vào tháng 10 khi lên đến 10,7%. Đây cũng là mức cao kể từ khi khu vực đồng tiên chung được thành lập.
Lạm phát khu vực đồng tiền chung châu Âu cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB). Năm nay, lần đầu tiên kể từ năm 2011, trước tình hình giá tiêu dùng tăng mạnh, lãi suất cơ bản đã tăng. Vào tháng 9, ngân hàng này đã tăng lãi suất 0,75% lên 1,25%, một mức chưa từng có trong lịch sử.
Triển vọng về nhu cầu dầu mỏ của châu Âu trong quý I/2023 dự kiến sẽ không cải thiện do tăng trưởng GDP của khu vực sẽ giảm. Ngoài ra, áp lực lạm phát làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế trong khu vực và căng thẳng địa chính trị tiếp tục là thách thức lớn. Ngành công nghiệp hóa dầu trong khu vực cũng vẫn yếu. Tuy nhiên duy trì tăng trưởng trong hoạt động lĩnh vực hàng không và chuyển đổi từ khí đốt sang dầu đang diễn ra sẽ hỗ trợ nhu cầu dầu trong thời gian tới. Theo đó nhu cầu dầu trong quý I và quý II/2023 ở OECD dự kiến sẽ tăng nhẹ 30 nghìn thùng/ngày.
Dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA): Trong báo cáo Triển vọng Năng lượng, EIA dự báo lượng dầu trong các kho dự trữ của thế giới trong nửa đầu năm 2023 sẽ giảm 200.000 thùng/ngày, trước khi tăng gần 700.000 thùng/ngày trong nửa cuối năm 2023.
Dự báo của OPEC: OPEC dự báo nhu cầu dầu thô của thế giới sẽ tăng 2,2 triệu thùng/ngày trong năm 2023, đạt 101,8 triệu thùng/ngày. OPEC nêu rõ: "Mức dự báo này vẫn bị chi phối bởi các yếu tố, bao gồm triển vọng không chắc chắn của nền kinh tế toàn cầu, sự thay đổi trong các chính sách ngăn chặn đại dịch COVID-19 và những căng thẳng địa chính trị".
Tổng Thư ký OPEC cho biết tổ chức này rất lạc quan về nhu cầu của Trung Quốc - nền kinh tế có thể thúc đẩy nhu cầu dầu thế giới tăng thêm 500.000 thùng/ngày trong năm nay. Tại cuộc họp vào tháng 12/2022, OPEC cùng các nước đối tác, còn gọi là OPEC+, đã quyết định giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày, trong bối cảnh thị trường đối mặt với triển vọng không chắc chắn liên quan các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với dầu thô của Nga.
Dự báo xu hướng giá dầu của một số tổ chức quốc tế
Trong báo cáo Triển vọng Năng lượng, EIA dự báo lượng dầu trong các kho dự trữ của thế giới trong nửa đầu năm 2023 sẽ giảm 200.000 thùng/ngày, trước khi tăng gần 700.000 thùng/ngày trong nửa cuối năm 2023. Giá dầu Brent dự kiến trung bình ở mức 92 USD/thùng trong năm 2023.
Nhà phân tích Giovanni Staunovo cho biết ngân hàng Thụy Sĩ UBS dự kiến giá dầu có thể tăng trở lại trên 100 USD/thùng vào năm tới do Nga cắt giảm sản lượng và nới lỏng các hạn chế liên quan đến dịch COVID-19 ở Trung Quốc.
Theo dự báo của hãng tư vấn năng lượng Energy Aspects (Pháp), nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong năm 2023 sẽ tăng 1,1 triệu thùng/ngày so với năm trước. Energy Aspects dự báo giá dầu Brent sẽ đạt mức trung bình 100 USD/thùng trong năm nay.
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ tăng 6%
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ tăng khoảng 6% vào thứ Sáu (27/1) từ mức thấp nhất trong 20 tháng trong phiên trước đó.
Giá khí đốt tương lai giao tháng 2 tăng 16,5 cent, tương đương 5,6%, lên mức 3,109 USD/mmBtu. Vào thứ Năm, hợp đồng đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2021.
Trong tuần, hợp đồng này đã giảm khoảng 2%, đánh dấu tuần thứ sáu liên tiếp giảm.
Trong khi đó, thời tiết dự kiến sẽ chuyển từ ấm hơn bình thường sang lạnh hơn bình thường từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 6 tháng 2 trước khi ấm hơn bình thường trở lại cho đến giữa tháng Hai. Dự kiến nhu cầu sưởi ấm hầu như ở mức thấp, ít nhất là khi thời tiết ấm hơn bình thường. Các kho dự trữ khí đốt hiện cao hơn khoảng 5% so với mức trung bình trong 5 năm (2018-2022) và đang trên đà tăng lên 7% so với bình thường trong báo cáo lưu trữ liên bang vào tuần tới.
Nguồn:VITIC/Reuters