menu search
Đóng menu
Đóng

TT khí gas tuần qua: Trong nước ổn định, thế giới tăng/giảm đến đi ngang

08:37 26/11/2019

Vinanet -Thị trường khí gas tuần đến ngày 22/11 biên động trên thị trường thế giới và ổn định tại thị trường nội địa.
Tại thị trường nội địa, sau khi điều chỉnh tăng kể từ ngày đầu tháng 11/2019 đến nay giá khí gas trong nước ổn định cho đến khi có thông báo mới.
Hiện giá khí gas bán lẻ đến người tiêu dùng tại Tp.HCM Petrolimex Gas SaiGon 330.500 đồng/bình 12 kg; Gas Pacific Petro, City Gas, EFF Gas không vượt quá 327.000 đồng/bình 12 kg.
Tương quan biến động giữa giá gas trong nước và thế giới kể từ đầu năm

Nguồn: VITIC
Trên thế giới, sau khi sụt giảm ở phiên đầu tuần 18/11, giá khí giảm 1,16% xuống còn 2,64 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 12 vào lúc 10h37 (giờ Việt Nam). Giá khí đã phục hồi nhẹ trở lại phiên ngày tiếp theo đó (19/11) và tăng phiên thứ ba liên tiếp nhờ nhu cầu tiêu thụ khí đốt tại Mỹ tăng do thời tiết lạnh, đạt kỉ lục tiêu thụ mới.
Phiên giao dịch ngày 21/11, giá khí gas tăng 0,59% lên 2,57 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 12 vào lúc 10h20 (giờ Việt Nam).
Kết thúc phiên cuối tuần, giá khí gas tự nhiên đi ngang trong bối cảnh tổng lượng tồn kho khí gas tự nhiên Mỹ đạt 3.638 Bcf, tính đến thứ Sáu (15/11), giảm 94 Bcf so với tuần trước trong khi Estimize dự đoán tồn kho khí gas sẽ giảm 49 Bcf.
Giá gas phiên cuối tuần 22/11 không đổi ở mức 2,58 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 12 vào lúc 7h41 (giờ Việt Nam).
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) báo cáo tổng lượng tồn kho khí gas tự nhiên Mỹ đạt 3.638 Bcf, tính đến thứ Sáu (15/11), giảm 94 Bcf so với tuần trước trong khi Estimize dự đoán tồn kho khí gas sẽ giảm 49 Bcf.
Ở mức 3.638 Bcf, tồn kho gas tăng 506 Bcf so với cùng kì năm ngoái và giảm 60 Bcf so với mức trung bình 5 năm là 3.698 Bcf, theo FXempire.
Bên cạnh đó, thời tiết dự kiến sẽ trở nên lạnh hơn bình thường trong 6 - 10 hoặc 8 - 14 ngày tới ở phía tây nước Mỹ nhưng vẫn ôn hòa ở khu vực phía đông, theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA).
Theo nguồn tin Nangluongvietnam, trong buổi làm việc mới đây tại Hà Nội, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) – Trần Đình Nhân và Tổng giám đốc Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) – Dương Mạnh Sơn đã thảo luận về đảm bảo nhiên liệu khí cho sản xuất điện, trong đó có phương án nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) bổ sung nguồn cung cấp khí cho khu vực Đông Nam bộ trong thời gian tới.
Tại buổi làm việc, ông Dương Mạnh Sơn cho biết: Ý thức rõ về trách nhiệm cấp khí cho phát điện, trong thời gian qua, PV GAS luôn nỗ lực cung cấp khí tối đa trong khả năng cho phép. Theo đó, từ thời điểm khí Nam Côn Sơn về bờ (năm 2003) đến nay, nhu cầu khí cho phát điện thường xuyên ở mức cao, nên tổng lượng huy động khí đã cao hơn mức bao tiêu.
Nếu tiếp tục huy động khí ở mức cao như các năm trước đây, PV GAS dự báo sẽ thiếu khí cấp cho Nhà máy điện BOT Phú Mỹ 3 và Phú Mỹ 2.2 từ giữa năm 2022.
Theo ông Sơn, các nguồn khí từ lô 06.1, 11.2 đang tiếp tục suy giảm. Mặc dù trong năm 2021 - 2022, Việt Nam có thể được bổ sung sản lượng từ các nguồn khí mới (mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt), nhưng giá khí sẽ cao hơn các nguồn khí hiện nay, gây tác động tới sản xuất của các nhà máy điện.
Trước tình trạng này, PV GAS đề xuất 2 phương án cấp khí như sau:
Theo phương án 1: Trong năm 2020, PV GAS sẽ chỉ cấp lượng khí theo hợp đồng và để dành nguồn khí 06.1, 11.2 ở lại mỏ để cấp trong các năm tiếp theo.
Phương án 2: Năm 2020, PV GAS sẽ tiếp tục cấp khí với sản lượng cao hơn hợp đồng đã ký, đáp ứng yêu cầu phát điện.
Tại cuộc họp, đại diện các Nhà máy điện BOT Phú Mỹ 3 và Phú Mỹ 2.2 cũng bày tỏ sự quan tâm tới chất lượng khí, cũng như nguồn cung khí để đảm bảo đủ nhiên liệu cho sản xuất điện. Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) – Trần Đình Nhân, đã đề nghị đơn vị này nỗ lực thực hiện các giải pháp để cấp tối đa lượng khí cho phát điện ngay trong năm 2020. Đồng thời, đề nghị PV GAS, các nhà máy điện BOT cùng phối hợp với EVN để thống nhất các phương án cấp khí, lượng khí, giá khí cho phát điện trong các năm tới và sớm báo cáo các cấp có thẩm quyền.
Đặc biệt, tại buổi làm việc, EVN và PV GAS đã tập trung trao đổi về phương án nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG), bổ sung sớm nguồn cung cấp khí cho khu vực Đông Nam bộ trong thời gian tới.

Nguồn: VITIC