Dầu thô Brent tăng 33 US cent hay 1,6% lên 20,7 USD/thùng sau khi tăng hơn 5% trong phiên trước. Dầu thô WTI kỳ hạn tăng 28 US cent hay hơn 2% lên 14,06 USD/thùng, tăng khoảng 20% trong phiên trước. Dầu thô kỳ hạn của Mỹ đã giảm xuống -40 USD trong ngày 20/4 do lo ngại người mua sẽ không có chỗ chứa dầu khi hợp đồng đáo hạn.
Tại Mỹ, nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, cơ quan điều hành năng lượng của Oklahoma cho biết các công ty có thể đóng các giếng dầu mà không mất hợp đồng thuê, một chiến thắng ban dầu cho các nhà sản xuất Mỹ đang khó khăn tìm kiếm giải thoát khỏi thị trường sau khi sản lượng tăng vọt. Bang này là bang sản xuất dầu lớn thứ 4 của Mỹ.
Khi nhu cầu dầu sụp đổ, tổ chức OPEC, Nga và các nhà sản xuất khác gọi là OPEC+ đã đưa ra thỏa thuận cắt giảm nguồn cung kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày bắt đầu từ tháng 5/2020. Nhưng các nhà phân tích cho biết việc cắt giảm này có thể phải mở rộng để phù hợp với tình trạng thiếu hụt nhu cầu.
Việc khai thác dầu thô Ural của Nga từ Biển Baltics trong 10 ngày tháng 5/2020 có thể giảm 36% so với cùng kỳ trong tháng 4/2020, chỉ ra việc cắt giảm sản lượng theo thỏa thuận.
Dự trữ dầu thô, xăng và sản phẩm chưng cất của Mỹ tăng trong tuần trước khi tồn kho tăng trên khắp thế giới, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.
Dự trữ dầu thô tăng 15 triệu thùng trong tuần tính tới ngày 17/4/2020 lên 518,6 triệu thùng, gần mức kỷ lục 535 triệu thùng thiết lập trong năm 2017.
Tồn kho dự kiến tiếp tục tăng, do nhu cầu sụt giảm từ sự bùng phát dịch bệnh và các nhà máy lọc dầu cắt giảm hoạt động để đối phó.
Tại Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đã công bố số liệu dịch vụ giảm mạnh nhất trong lịch sử trong khi các nhà sản xuất cũng đóng cửa hoạt động.
Virus corona đã lây nhiễm cho hơn 2,5 triệu người và giết chết gần 180.000 người, buộc các chính phủ áp đặt các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt trong khi thúc đẩy các ngân hàng trung ương công bố những gói kích thích chưa từng thấy.
Khí tự nhiên của Mỹ tăng lên mức cao nhất 9 tuần
Khí tự nhiên của Mỹ tăng vọt hơn 6% lên mức cao nhất 9 tuần do dự đoán sản lượng khí đốt sẽ giảm trong những tuần tới khi các nhà khoan đóng cửa giếng dầu đá phiến bởi giá dầu sụt giảm gần đây.
Khí tự nhiên giao tháng 5/2020 trên sàn giao dịch New York tăng 11,8 US cent hay 6,5% lên 1,939 USD/mmBtu.
Sản lượng khí tại 48 tiểu bang của Mỹ giảm xuống thấp nhất 4 tuần tại 92,3 tỷ feet khối mỗi ngày bcfd trong ngày 21/4 từ 93,1 bcfd trong ngày liền trước, theo số liệu của Refinitiv.
Trong dài hạn, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự đoán việc phong tỏa do virus corona sẽ cắt giảm nhu cầu khí của Mỹ (không tính xuất khẩu) xuống trung bình 83,79 bcfd trong năm 2020 và 81,24 bcfd trong năm 2021 từ mức kỷ lục 84,97 bcfd trong năm 2019. Nếu đúng đó sẽ là năm sụt giảm đầu tiên kể từ 2017 và lần đầu tiên nhu cầu giảm trong 2 năm liên tiếp.
EIA dự kiến xuất khẩu LNG và khí qua đường ống của Mỹ sẽ vẫn đạt kỷ lục mới trong những năm tới do có thêm nhà máy xuất khẩu LNG và đường ống dẫn sang Mexico bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chậm lại do tác động của đại dịch.
EIA dự báo xuất khẩu LNG sẽ tăng từ kỷ lục 5 bcfd trong năm 2019 lên 7 bcfd trong năm 2020 và 7,7 bcfd trong năm 2021, trong khi xuất khẩu qua đường ống sẽ tăng từ 7,8 bcfd trong năm 2019 lên 8,4 bcfd trong năm 2020 và 8,6 bcfd trong năm 2021.
Trong ngắn hạn với thời tiết ôn hòa hơn sắp tới, Refinitiv dự báo nhu cầu tại 48 tiểu bang của Mỹ (gồm cả xuất khẩu) sẽ giảm từ 93,5 bcfd trong tuần này xuống 88,9 bcfd trong tuần tới.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng ngày 23/4/2020
Mặt hàng
|
Đơn vị tính
|
Giá hiện nay
|
+/-
|
Thay đổi so với 1 ngày trước
|
Thay đổi so với 1 năm trước
|
Dầu WTI
|
USD/thùng
|
14,3000
|
0,53
|
3,85 %
|
-78,28%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
20,9600
|
0,59
|
2,90 %
|
-71,85%
|
Khí tự nhiên
|
USD/mmBtu
|
1,9190
|
-0,02
|
-0,83%
|
-22,06%
|
Xăng
|
USD/gallon
|
0,7174
|
-0,0037
|
-0,51 %
|
-66,29%
|
Dầu đốt
|
USD/gallon
|
0,7928
|
0,0041
|
0,7928
|
-62,21%
|
Nguồn:VITIC/Reuters