Kể từ 17h ngày 17/7/2019, giá xăng E5 tăng 626 đồng/lít, xăng RON 95-III tăng 718 đồng/lít. Như vậy, đây là lần thứ hai liên tiếp liên bộ Công Thương-Tài chính quyết định tăng giá xăng do giá thế giới thời gian qua tăng cao.
Như vậy, mức giá xăng E5RON92 không cao hơn 20.279 đồng/lít, xăng RON 95 không cao hơn 21.235 đồng/lít.
Các mặt hàng dầu cũng được điều chỉnh tăng nhẹ. Cụ thể, dầu diesel tăng 48 đồng/lít; dầu hỏa tăng 22 đồng/lít; dầu mazut tăng 760 đồng/kg.
Giá dầu diesel không cao hơn 16.997 đồng/lít. Dầu hỏa không cao hơn 15.959 đồng/lít. Dầu mazut không cao hơn 15.980 đồng/kg.
Tại kỳ điều hành này, liên bộ Công Thương-Tài chính tiếp tục trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu do Quỹ này đang âm. Cụ thể, với mặt hàng xăng E5 là 100 đồng/lít, còn RON 95 và các loại dầu là 500 đồng/lít.
Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) sau khi điều chỉnh:
Trước thời điểm 17 giờ 00 ngày 17.7.2019, Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) hình thành tại Petrolimex là: 317 tỷ đồng (Ba trăm mười bảy tỷ đồng) - Đây là số ước tính và đã được làm tròn số.
Số chính xác được báo cáo định kỳ theo tháng và công khai tại chuyên mục “Minh bạch xăng dầu” tại website www.petrolimex.com.vn.
Đây là lần thứ một trăm mười (110) xăng dầu được điều hành theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03.9.2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực thi hành từ 01.11.2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định 83.
Trên thị trường khí gas, giá tiếp tục ổn định kể từ khi giá gas điều chỉnh giảm ngày 1/7/2019, vẫn chưa có gì thay đổi khi có thông báo mới. Hiện giá gas bán lẻ đến người tiêu dùng ở mức 306.000 đồng/bình 12 kg.
Trên thế giới, giá dầu giảm mạnh nhất kể từ cuối tháng 5/2019. Tuần qua, giá dầu WTI giảm 7% và giá dầu Brent giảm 5,5%, đều là các mức giảm mạnh nhất kể từ cuối tháng 5/2019.
Trên thế giới, giá dầu giảm mạnh nhất kể từ cuối tháng 5/2019. Tuần qua, giá dầu WTI giảm 7% và giá dầu Brent giảm 5,5%, đều là các mức giảm mạnh nhất kể từ cuối tháng 5/2019.
Giá dầu thế giới tăng 1% trong phiên 19/7, sau khi giảm mạnh phiên trước đó, do căng thẳng giữa Mỹ và Iran gia tăng, dù có những lo ngại rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại có thể làm giảm nhu cầu.
Trong cả tuần, giá dầu giảm, sau khi giảm mạnh vào đầu tuần do những lo ngại về nhu cầu.
Giá dầu Brent kỳ hạn chốt phiên cuối tuần tăng 54 xu Mỹ, lên 62,47 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ West Texas Intermediate (WTI) tăng 33 xu, lên 55,63 USD/thùng.
Tuy nhiên, tính cả tuần, giá dầu WTI giảm 7% và giá dầu Brent giảm 5,5%, đều là các mức giảm mạnh nhất kể từ cuối tháng 5/2019.
Giá tăng vào cuối tuần sau khi lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cho biết họ đã bắt giữ một tàu chở dầu của Anh vì vi phạm luật hàng hải quốc tế trong khi đi qua Eo biển Hormuz, làm gia tăng căng thẳng trên một trong những tuyến vận tải biển quốc tế quan trọng.
Giá dầu phiên 19/7 cũng nhận được động lực từ những dấu hiệu cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm mạnh lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Hai quan chức có ảnh hưởng của Fed đã có những phát biểu đưa đến nhận định ngân hàng này có thể cắt giảm lãi suất mạnh hơn dự kiến trong tháng này.
Trong khi đó, các công ty năng lượng Mỹ tuần qua giảm số lượng giàn khoan hoạt động tuần thứ ba liên tiếp khi thực hiện các kế hoạch cắt giảm chi tiêu. Trong tuần kết thúc ngày 19/7, số giàn khoan giảm 5, xuống 779, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2018.
Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) không cho rằng giá dầu sẽ tăng đáng kể bởi nhu cầu đang tăng chậm lại và có tình trạng dư thừa trên các thị trường dầu thô toàn cầu.
IEA hạ dự báo nhu cầu dầu năm 2019 từ 1,2 triệu thùng/ngày xuống 1,1 triệu thùng/ngày, do tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung.
Nguồn: VITIC tổng hợp/Petrolimex
Nguồn:Vinanet