Xuất khẩu dầu thô và sản phẩm đã lọc của công ty này giảm 17% trong tháng 5/2019 so với tháng trước xuống 874.500 thùng/ngày, chủ yếu do khó khăn trong việc bán những thùng dầu thô đã nâng cấp từng được các nhà máy lọc dầu Mỹ mua vào.
Venezuela đã cạn kiệt dầu trong kho kể từ cuối tháng 1/2019 (khi Washington áp đặt các lệnh trừng phạt với PDVSA) để bù cho sản lượng dầu thô đang sụt giảm, theo các nhà phân tích. Điều đó cho phép công ty này duy trì xuất khẩu khoảng 1 triệu thùng/ngày trong 3 tháng tiếp theo bất chấp các lệnh trừng phạt.
Nhưng một số khách hàng đã dừng mua dầu của Venezuela trong cuối tháng 4/2019 để tuân theo các lệnh trừng phạt, để dầu đã nâng cấp còn lại cho PDVSA và tiếp tục giảm danh mục của các khách hàng thường lệ.
Trong tháng 5/2019, PDVSA đã xuất khẩu tổng cộng 33 lô hàng dầu thô và nhiên liệu, chủ yếu sang các nước Châu Á. Xuất khẩu sang Ấn Độ giảm hơn 1/3 xuống 187.000 thùng/ngày trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc duy trì khoảng 450.000 thùng/ngày. Công ty Rosneft của Nga, nhận dầu của PDVSA như việc trả nợ hàng tỷ USD cho các khoản vay của Venezuela, là nơi nhận dầu nhiều nhất của thành viên OPEC này.
Châu Âu nhận 8% trong tổng số lượng, gần tương tự như trong tháng 4/2019, do công ty Repsol của Tây Ban Nha khôi phục việc hoán đổi cho phép họ nhận dầu thô từ PDVSA như một khoản thanh toán cổ tức muộn trong khi gửi nhiên liệu để trao đổi với Venezuela.
Xuất khẩu dầu của Venezuela sang Cuba tăng trong tháng 5/2019 lên 91.000 thùng/ngày từ 49.000 thùng/ngày trong tháng trước đó, mặc dù chính phủ của Tổng thống Donald Trump đã tăng cường trừng phạt xuất khẩu của PDVSA tới đảo quốc này theo yêu cầu của người đứng đầu quốc hội Juan Guaido. Nhà lãnh đạo đối lập này viện dẫn hiến pháp để đảm nhận vai trò Tổng thống lâm thời trong tháng 1/2019 sau một cuộc bầu cử mà nhiều người gọi là giả mạo để Tổng thống Nicolas Maduro nắm quyền.
Guaido được hầu hết các nước phương Tây công nhận như Tổng thống hợp pháp, nhưng đã vật lộn để thực thi nhiệm vụ của chính phủ trong bối cảnh khủng hoảng nhân đạo tại quốc gia này. Trong tháng 3/2019, quốc hội do phe đối lập lãnh đạo đã cấm Venezuela xuất khẩu dầu sang Cuba, nhưng PDVSA (do Maduro kiểm soát) tiếp tục vận chuyển dầu sang đảo quốc này.
Xuất khẩu dầu đang suy giảm của Venezuela là lý do chính tại sao các nhà máy lọc dầu của Mỹ gần đây vật lộn tìm dầu thô nặng, làm tăng giá các loại như Maya của Mexico thậm chí cao hơn dầu thô WTI của Mỹ.
Thiếu nhiên liệu do nhập khẩu sụt giảm hơn 30%
Nhập khẩu nhiên liệu và chất pha loãng của Venezuela giảm xuống 137.500 thùng/ngày trong tháng 5/2019, thấp hơn nhiều so với hơn 200.000 thùng/ngày đã nhận được trong tháng 3 và tháng 4/2019.
Trong tháng 3/2019 chính phủ Mỹ đã yếu cầu các công ty dầu và thương gia dừng xuất khẩu xăng sang Venezuela. Trong tháng 5/2019, Mỹ cũng yêu cầu dừng xuất khẩu nhiên liệu bay sang quốc gia thành viên OPEC này.
Từ đầu năm tới nay, Venezuela đã nhập khẩu khoảng 190.000 thùng sản phẩm dầu đã lọc mỗi ngày, gồm naphtha để pha loãng dầu thô cực nặng, cũng như xăng, dầu diesel và khí dầu mỏ hóa lỏng LPG. Hầu hết các lô nhiên liệu được Rosneft, Reliance Industries của Ấn Độ, Repsol và PetroChina của tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc cung cấp.
Nguồn: VITIC/Reuters
Nguồn:Vinanet