Thỏa thuận này không chỉ ra số lượng sản phẩm. Các giám đốc điều hành và nhà phân tích chào đón thỏa thuận này sau khi xuất khẩu LNG và dầu thô sang Trung Quốc phần lớn đã cạn kiệt vào năm ngoái, nhưng cho biết phần lớn tình trạng không rõ ràng vẫn còn.
Theo thỏa thuận này Trung Quốc đã cam kết bổ sung nhập khẩu năng lượng ít nhất 52,4 tỷ USD trong 2 năm, từ 9,1 tỷ USD trong năm 2017. Khối lượng này lên hơn 18,5 tỷ USD trong năm 2020 và 33,9 tỷ trong năm tới.
Jack Fusco, giám đốc điều hành của công ty Cheniere Energy, nhà xuất khẩu khí đốt lớn nhất của Mỹ nói thỏa thuận này là bước đi đúng hướng, hy vọng sẽ khôi phục giao dịch LNG của Mỹ với Trung Quốc.
Bất chấp việc Trung Quốc rút khỏi hầu hết các giao dịch mua LNG của Mỹ trong năm ngoái, doanh số của Mỹ sang các quốc gia Châu Á khác, Châu Âu và Mỹ Latinh vẫn thức đẩy Mỹ trở thành nhà cung cấp LNG lớn thứ 3 thế giới trong năm 2019, sau Qatar và Australia.
Đối với dầu thô, các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho biết Trung Quốc có thể gia tăng nhập khẩu lên 500.000 thùng/ngày trong năm 2020 và 800.000 thùng/ngày trong năm 2021. Họ cũng cho biết nhập khẩu LNG có thể đạt 10 triệu tấn trong năm nay và 15 triệu tấn trong năm tới, trị giá tổng cộng 38,2 tỷ USD.
Các công ty thương mại gồm Vitol SA và Trafigura AG đã thuê 4 tới 8 siêu tàu chở dầu để nạp dầu thô Mỹ xuất sang Trung Quốc trong tháng này và tháng tới, theo số liệu từ Refinitiv, Kpler và Vortexa.
Một công ty kinh doanh dầu ở Singapore cho biết các nhà kinh tế ủng hộ dầu thô Mỹ khi cước vận chuyển đang giảm và sản lượng dầu đá phiến tăng khiến Mỹ giảm giá bán dầu thô so với dầu Brent.
Sự bùng nổ dầu đá phiến đã đẩy Mỹ thành nhà sản xuất dầu thô và khí tự nhiên lớn nhất thế giới, với nhập khẩu dầu thô và LNG của Trung Quốc từ Mỹ đang tăng, trước khi tranh chấp thương mại bùng lên.
Các nhà phân tích, giám đốc điều hành kinh doanh năng lượng Mỹ và các khách hàng Châu Á cho biết nhu cầu, giá cả và chi phí vận chuyển sẽ xác định xuất khẩu trong 2 năm tới liệu có đạt mốc 52,4 tỷ USD hay không.
Thuế quan sẽ vẫn được duy trì với nhiều sản phẩm 2 quốc gia bán sang nhau, gồm LNG. Trung Quốc áp thuế 25% với LNG.
Tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng lượng dầu thô xuất khẩu của Mỹ giảm từ hơn 20% trong nửa đầu năm 2018, trước khi cuộc chiến thương mại xuống gần 6% trong nửa đầu năm 2019.
Mỹ đã xuất khẩu khoảng 5,4 tỷ USD dầu thô sang Trung Quốc trong năm 2018, nhưng trị giá xuất khẩu này giảm xuống chỉ 2,6 tỷ USD trong năm 2019 tính tới tháng 10, theo số liệu từ Cục điều tra dân số và Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.
Derrick Morgan, phó chủ tịch cấp cao của tập đoàn thương mại Các nhà sản xuất hóa dầu và nhiên liệu Mỹ cho biết "đây là bước khởi đầu tốt đẹp trong việc loại bỏ các rào cản với một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của chúng tôi".
Nguồn:VITIC/Reuters