menu search
Đóng menu
Đóng

Báo Cáo Thị Trường Quần Aó Mặc Ngoài Tại EU

15:01 31/03/2009
Trích từ báo cáo thị trường quần áo mặc ngoài của EU từ CBI: quy mô thị trường, tình hình sản xuất và tiêu thụ, chỉ số xuất nhập khẩu. Báo cáo nghiên cứu các sản phẩm dệt kim và dệt thoi cho nam giới, phụ nữ và trẻ em ,quần áo da và phụ trang đi kèm.
 Quy mô thị trường
 Thị trường quần áo mặc ngoài tại EU có trị giá 260 tỉ EURO năm 2007. Mức tiêu thụ tăng tất cả 8,1% trong thời gian 2003-2007, trong đó riêng năm tài chính 2006-2007 tăng 2,6%.
 
Đức vẫn là nước có mức tiêu thụ nhiều nhất do dân số đông. Tuy nhiêu sự khác biệt về mức tiêu thụ ở Đức so với UK đã nhỏ lại. Những nước tiêu thụ chính bao gồm Đức, Vương Quốc Anh, Ý, Pháp và Tây Ban Nha( chiếm 75%).
 
Người tiêu dùng tại Vương Quốc Anh và Áo “chịu chi” nhất cho quần áo mặc ngoài tại EU.
 
Các chuyên gia dự đoán rằng chi dùng cho quần áo tại các nước thành viên mới của EU sẽ tiếp tục tăng mạnh đến năm 2010, trong khi vẫn giữ mức tăng trưởng khá tốt tại những nước nhập khẩu chính.
 
Dự đoán số lượng tiêu thụ quần áo trên đầu người cũng sẽ tăng theo cùng chiều, nhưng giá cả sẽ không tăng theo tốc độ phát triển của tiêu thụ.
 
Dân số tại Châu Âu ngày càng đa dạng hơn với nhiều người nhập cư, và dân số cũng già đi dẫn tới những thay đổi về nhu cầu ăn mặc và đặc trưng mua bán của người tiêu dùng.
 
Sản xuất
 Sản lượng ngành công nghiệp quần áo Châu Âu giảm khoảng 1% năm 2007, trong khi doanh thu tăng 2% so với năm 2006. Sản lượng sản xuất giảm cho thấy xu hướng chuyển giao sản xuất tiếp tục diễn ra trong thời gian tới.
 
Số lượng lao động trong ngành công nghiệp quần áo EU giảm 6,4% năm 2007 xuống 1 triệu người. 1/3 trong số đó trong ngành công nghiệp dệt kim. Các doanh nghiệp sản xuất cũng giảm đáng kể.
 
Ý là nước sản xuất quần áo mặc ngoài nhiều nhất tại Châu Âu, với 29% thị phần, theo sau là Pháp, Đức, và Tây Ban Nha.
 
Phần lớn các nhà máy sản xuất hàng may mặc tại EU đều phát triển chính sách thuê làm ngoài(outsourcing).
 
 
Nhập Khẩu
 Thị trường EU nhập khẩu 4,8 triệu tấn quần áo mặc ngoài, có trị giá 90 tỉ EURO năm 2007, trong đó các nước đang phát triển chiếm 51% trên tổng kim ngạch nhập khẩu.
 
Giá trung bình mặt hàng quần áo nhập khẩu tăng 1,4% trong thời kỳ 2003-2005 và giảm 4,7% trong thời kỳ 2005-2007.
 
Đức vẫn giữ vị trí dẫn đầu với trị giá hàng nhập khẩu khoảng 20% . Theo sau Đức là Vương Quốc Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bỉ và Hà Lan.
 
Trung Quốc, mặc dù  có một số nhóm vẫn bị áp dụng hàng ngạch, cho đến nay vẫn “hưởng lợi” nhiều nhất trong năm 2007, trước Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Ý và Bangladesh. Tổng mức nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 26% trong thời kỳ 2005-2007, chiếm thị phần 20% trong năm 2007. Hạn ngạch nhập khẩu mà EU áp dụng lên mặt hàng quần áo mặc ngoài từ Trung Quốc đã hết hạn cuối tháng 12 , 2007.
 
Vai trò của các nước đang phát triển lên nhập khẩu của EY tăng mạnh : từ 44% năm 2003 lên 51% trên tẩng mức nhập khẩu năm 2007. Chỉ số này đặc biệt tăng mạnh ở những nhóm sản phẩm : áo phông, quần áo trẻ sơ sinh, áo khoác mặc ngoài dệt thoi , váy dệt thoi, áo quần dệt thoi và bằng da. Thị phần của các nước đang phát triển trên tất cả các sản phẩm dệt thoi nhập khẩu ở EU đều tăng.
  
Xuất khẩu
 EU xuất khẩu 1,8 tỉ tấn quần áo mặc ngoài, đạt trị giá 61,6 tỉ EURO vào năm 2007, phản ảnh tỉ lệ tăng trưởng hàng năm về giá trị xuất khẩu 3,9% trong 2003-2007. Các thị trường tại Thuỵ Sỹ, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hồng Kông và Na Uy chiếm 24% kim ngạch XK quần áo mặc ngoài tại EU.
 
Nước xuất khẩu lớn nhất hàng mặc ngoài của EU bao gồm Ý với 22% tổng giá trị kim ngạch XK, theo sau là Đức, Pháp, và Bỉ.
  
Các kênh phân phối
 Sự phát triển ở khu vực bán lẻ, nhất là sự phát triển tập trung ở tất cả các cấp độ bán lẻ và sự mở rộng các kênh phân phối trên tầm quốc tế , với xu hướng cạnh tranh nhiều hơn, đã đẩy nhu cầu các sản phẩm thời trang  lên so với các sản phẩm giá rẻ.
 
Thị trường EU đã trải qua thời kỳ phát triển không ngừng với hàng loạt chuỗi cung ứng quần áo đa cấp và các cửa hàng nhượng quyền, dẫn đến sự “yếu” đi trông thấy của khu vực bán hàng nhỏ lẻ vốn hùng mạnh trước đây. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong những năm tới.
 
Cách thức phân phối qua những cửa hàng lớn, với khu vực mua sắm phi thực phẩm và với tính chất mở rộng phân phối toàn cầu , đã đóng góp một phần quan trọng tăng doanh thu tại các nước phương Tây, đặc biệt tại những nước Đông Âu.
 
Nhu cầu thay đổi nhanh chóng trên thị trường quần áo cũng là một nhân tố tác động đáng kể. Thị trường quần áo rất
“năng động” khi tính đến sự thay đổi thường xuyên của xu hướng thời trang theo sở thích khách hàng và theo mùa. Thị trường sẽ ghi nhận một xu hướng chung trên tất cả các mặt hàng thuộc ngành công nghiệp quần áo: đó là nhu cầu về thời gian giao nhận sẽ ngắn hơn, với các đơn hàng nhỏ hơn về khối lượng và serie.
 
Vai trò của người bán buôn và nhập khẩu sẽ vẫn ở vị trí quan trọng, tuy nhiên theo mức độ có giảm đi. Trong khi vai trò của các hệ thống cung ứng quần áo, các nhóm mua bán hay theo công thức nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thúc đẩy thị trường sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Song song với xu hướng các nhà cung cấp chuyển đổi sản xuất ra nước ngoài là xu hướng các nhà bán lẻ hay bán buôn “lơi là” hoàn toàn thị trường ngành công nghiệp nội địa này, tạo cơ hội cho nhập khẩu trực tiếp.
 
 Cơ hội cho các nước xuất khẩu đang phát triển
 
Tình trạng suy giảm sản xuất như hiện nay tại các nước sản xuất chính ở EU đã mở ra con đường tươi sáng , thúc đẩy sản xuất chuyến sang  nước giá rẻ, và có thể, EU sẽ chuyển dần các khâu khác ngoài sản xuất gia công ra bên ngoài, kể cả các sản phẩm có tính thiết kế cao. Bên cạnh phân khúc thị trường sản phẩm giá rẻ truyền thống, thị trường phân khúc giá trung bình khá mang lại cơ hội "vàng" cho các nước đang phát triển.
 
Các doanh nghiệp nhập khẩu ở một số các nước chính tại EU đã xây dựng lợi thế so sánh cạnh tranh bằng cách chuyên nghiệp hoá khâu thiết kế và các khâu khác như chuẩn bị hàng mẫu, vận tải và logistics, marketing..vv trong khi các nước khác thực hiện quy trình sản xuất giản đơn hộ họ. Tuy nhiên khi thời gian dần trôi qua, thậm chí những khâu trên cũng sẽ” dứt áo” ra đi khỏi các nước EU.
 
Tiêu điểm xoáy vào thị trường quần áo mặc thường ngày cũng như dạo phố sẽ vẫn tiếp tục diễn ra trong những năm sắp tới, tuy nhiên mức độ tập trung sẽ không sâu như trước. Bên cạnh xu hướng này, thị trường có vẻ sắp chứng kiến xu hướng sử dụng hàng may mặc làm ra từ các loại vải thiên nhiên, thân thiện môi trường- vải bông hay vải pha bông, trong khi vải nhân tạo bị “ thất sủng”.
 
Do sự thay đổi trong tăng trưởng kinh tế, nhiều khách hàng với thu nhập thấp hơn sẽ tìm kiếm đến quần áo giá rẻ hơn.
 
Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng các doanh nghiệp xuất khẩu ở các nước đang phát triển cần chuẩn bị đầy đủ hành trang đế đáp ứng kịp thời với xu hướng nhu cầu về các sản phẩm chất lượng cao và thân thiện với môi trường đang tăng dần tại EU.
Vinatex

Nguồn:Internet