menu search
Đóng menu
Đóng

Châu Á sẽ trở thành người hùng kinh tế thế giới

10:16 22/07/2008
Trong quá khứ, các nhà xuất khẩu châu Á đã từng "nâng cánh" nền kinh tế thế giới. Giờ đây, lạm phát đang đe dọa phép màu tăng trưởng của châu lục này.
Việt Nam – "vàng trong cát"?
Không lâu trước đây, các nhà đầu tư trên thế giới đã coi Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế năng động và là một mối đe dọa đối với Trung Quốc. Nhưng trong thời gian gần đây, quốc gia này đã "vượt mặt" quốc gia láng giềng vì một lý do ít đáng khen ngợi hơn: Việt Nam là nền kinh tế châu Á "dễ vỡ" nhất trong năm 2008. Giao dịch chứng khoán giảm 55% trong năm nay, tỷ lệ lạm phát ở mức cao trong những tháng đầu năm, tình trạng biểu tình đòi tăng lương xảy ra ở nhiều nhà máy và ngân sách quốc gia đang phải chịu sức ép của hàng nhập khẩu.
Trong tháng Năm vừa qua, các cơ quan đánh giá như Standard & Poor"s và Fitch đã hạ thấp chỉ số tín nhiệm của Việt Nam với nỗi lo ngại về bất ổn tài chính. Morgan Stanley đã cảnh báo về một thời kỳ đồng tiền mất giá của quốc gia này. Tập đoàn này cũng nhấn mạnh rằng một diễn tiến như vậy có thể "làm lây lan thêm căn bệnh truyền nhiễm trong khu vực" tương tự như cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á hồi năm 1997.
Việt Nam có thể trở thành "vàng trong cát" của châu Á. Giống như những quốc gia còn lại, nền kinh tế của quốc gia này lấy xuất khẩu làm chủ đạo, độc lập về năng lượng và thâm dụng lao động. Công thức này tỏ ra khá hữu hiệu cho tới khi năng lượng vẫn còn ở mức giá thấp và mức tiêu thụ của nước Mỹ ngày càng tăng.
Nhưng khi người tiêu dùng châu Âu chi tiêu ít đi và giá lương thực, dầu mỏ tăng cao đã dẫn đến lạm phát hai con số trong khu vực châu Á, thì chiếc bàn kinh tế đã đổi chiều. Tầng lớp trung lưu bùng nổ vốn được coi là sẽ tạo ra tốc độ tăng trưởng ổn định cho châu Á và giúp đỡ nền kinh tế thế giới trong bối cảnh đi xuống thì giờ đây lại dường như mất tác dụng, và người nghèo mất đi hy vọng rằng cuộc sống của họ sẽ được cải thiện.
Lượng tiền dành cho nhập khẩu dầu mỏ đã vượt quá khoản thu nhập từ xuất khẩu, làm cho cán cân thương mại quốc gia lâm vào nợ nần. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo châu Á lại chứng minh rằng họ không đủ khả năng để tăng tỷ lệ lãi suất, thắt chặt cung tiền hoặc điều chỉnh tỷ giá đồng đôla so với đồng nội tệ một cách hữu hiệu nhằm ngăn chặn tình trạng lạm phát. William James, một chuyên gia phân tích kinh tế tại Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ở Manila nói: "Họ đang lâm vào khủng hoảng. Việt Nam là sự khởi đầu cho những gì sẽ xảy ra đối với lạm phát tại châu Á".
Chính sách chưa "trúng"
Từ Seoul đến Jakarta, đến Islamabad, các nhà hoạch định chính sách đang vấp phải những sai lầm giống nhau. Đứng trước thử thách kinh tế khó khăn nhất trong mười năm trở lại đây – tình trạng lạm phát gia tăng – các chính phủ chưa ủng hộ chính sách kinh tế vĩ mô đã được kiểm chứng: thắt chặt chính sách tiền tệ. Thay vào đó, họ lại ưa thích những biện pháp hành chính tạm thời, dựa trên một lôgic sai lầm rằng sự tăng giá hàng hóa của ngày hôm nay chỉ là tạm thời, vì vậy việc phản ứng thái quá đối với nó có thể làm suy yếu dần tốc độ tăng trưởng kinh tế (vốn đã giảm xuống do người dân phương Tây tiêu dùng ít hơn và các điều kiện thương mại trở nên mất tác dụng).

Theo Sailesh Jha, chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Đầu tư Barclays Capital, Singapore, vấn đề ở đây là động lực lạm phát của châu Á ở thời điểm hiện tại mạnh hơn nhiều so với 20 năm trước đây, và có khả năng rất lớn là sẽ còn tăng lên - chứ không phải là ổn định – ít nhất là cho đến năm 2009. Cũng theo ông Jha: "Nói tới việc kiểm soát lạm phát thì chính các ngân hàng trung ương châu Á đang "ngồi trên đống lửa". Đó là sai lầm chính yếu mà các nước phát triển đã phạm phải vào những năm 1970".

Sai lầm trong lịch sử còn bổ sung thêm hai chữ "lạm phát" đáng sợ vào từ điển kinh tế học hiện đại. Điều đó có nghĩa rằng tốc độ tăng trưởng chậm đi liền với tình trạng giá cả leo thang dai dẳng. Điều này đã được ghi lại trong dữ liệu kinh tế của châu Á.

Chẳng hạn, ở Hàn Quốc, tỷ lệ lạm phát chính thức được công bố là 4,9%, trong khi đó, thu nhập quốc gia chỉ tăng 1,3%. Chỉ số giá cả tiêu dùng của Thái Lan đã tăng gấp ba lần trong năm 2007 vừa qua và con số này của Indonesia đã tăng gấp đôi mặc dù cả hai quốc gia này đều có tốc độ tăng trưởng thực tế thấp hơn. Lạm phát ở Trung Quốc và Ấn Độ đang tiến đến gần con số 10%, thậm chí ngay cả khi cả hai nền kinh tế này đang phát triển chậm lại. Tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc đã giảm từ 11,9% đến 10%. Con số này của Ấn Độ giảm từ 9% xuống 8%.
"Nỗi đau" lạm phát

Vị trí địa lý gần nhau có vẻ như chưa đáng báo động cho tới thời điểm này. Nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng những con số chính thức ở châu Á đã nói giảm đi lạm phát và nói tăng lên tốc độ tăng trưởng, tạo ra một ấn tượng sai rằng châu Á đang duy trì mức tăng trưởng cao trong khi vẫn kìm hãm được giá cả khỏi leo thang. Trong tháng năm vừa qua, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ, ông S. S. Tarapore đã nhấn mạnh rằng các chỉ số so sánh sử dụng ở Ấn Độ (cũng như ở nhiều quốc gia khác trong khu vực) đã "đánh giá không đúng mức quy mô của lạm phát".

Đó thật là một ảo tưởng nguy hiểm. Chính sách không "trúng" khi vòng xoáy lạm phát hiện ra đã làm thổi phồng sự tàn phá mà lạm phát gây ra. Nếu không giải quyết nhanh chóng, vòng xoáy giá cả hàng hóa sẽ dẫn tới nhu cầu tăng lương. Và điều này đến lượt nó lại đẩy mức giá cả chung lên một mức cao hơn, đặc biệt là ở những nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Các ngân hàng trung ương có thể kiểm soát vòng xoáy đó bằng việc sớm thắt chặt cung tiền tệ thông qua lãi suất cao. Nhưng lãi suất thực ở châu Á vẫn thấp, thậm chí là còn âm, trong khi cho vay ngân hàng đã tăng mạnh trong năm 2008. Một chuyên gia kinh tế tại Moody"s ở Sydney, Daniel Melser nói rằng, trọng tâm của chính sách ngân hàng trung ương ở châu Á là được thiết kế để "phù hợp với các nhà xuất khẩu".

Tuy nhiên, cuộc bùng nổ xuất khẩu ở lục địa này vẫn đang diễn ra khá chậm chạp. Trong khi Trung Quốc công bố kim ngạch xuất khẩu tăng 21,4% trong quý đầu năm 2008, lên tới 306 tỷ USD thì vấn đề là ở chỗ, Trung Quốc, giống như các nước châu Á khác, sử dụng đồng đôla đang mất giá trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của mình. Nếu sử dụng đồng euro hay đồng yên Nhật (EU và Nhật Bản lần lượt là đối tác thương mại lớn nhất và thứ ba của Trung Quốc) thì kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc chỉ tăng 4% trong quý I/2008.

Câu chuyện thương mại thực tế là lượng nhập khẩu phần lớn đổ vào châu Á. Tuần trước Ngân hàng Lehman Brothers cho biết rằng thặng dư thương mại của Trung Quốc đạt kỷ lục trong quý đầu của năm 2008, và ngoài Trung Quốc và Nhật Bản ra thì phần còn lại của châu Á đang phải đối mặt với thâm hụt thương mại, do các hóa đơn nhập khẩu thực phẩm và nhiên liệu, hai mặt hàng phần lớn được chính phủ trợ giá. Cho đến nay, Việt Nam đã dành 38 tỷ USD cho nhập khẩu. Con số này cao hơn con số của cả năm 2007 và làm tăng gấp ba lần thâm hụt thương mại của nước này.

Khi những khoản trợ cấp này bị cắt đi thì không nghi ngờ gì nữa, phần còn lại của thế giới sẽ cảm nhận được nỗi đau lạm phát của châu Á dưới dạng giá cả hàng tiêu dùng tăng cao.

Các nền kinh tế tăng trưởng nhanh vốn được cho là sẽ giúp nâng phần còn lại của thế giới thì nay sẽ làm điều ngược lại. William James, một chuyên gia phân tích kinh tế tại Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Manila cho biết: "Nếu giá thực phẩm và giá dầu mỏ không giảm xuống mạnh mẽ, nhiều nền kinh tế châu Á bao gồm Indonesia và Philippines có thể sẽ thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm khoảng 4% đến 5%, theo". Ông cũng chia sẻ thêm: "Câu trả lời là ở chính phủ. Chính phủ các quốc gia phải chấp nhận mức tăng trưởng thấp hơn trong ngắn hạn và kiểm soát lạm phát". Điều đó có thể làm hại các nhà xuất khẩu và làm đình trệ quá trình tạo thêm công ăn việc làm mới. Nhưng cựu Chủ tịch Cơ quan Kinh tế và Phát triển Quốc gia của Philippines (NEDA), Felipe Medalla, cho hay: "Lạm phát vẫn có khả năng gây ra bạo loạn nhiều hơn là thất nghiệp. Người dân đổ lỗi cho chính phủ vì giá cả tăng nhưng khi họ bị sa thải, họ đổ lỗi cho ông chủ của họ".

Nếu tình trạng lạm phát bắt nguồn từ châu Á, sẽ có một vòng tròn các lời đổ lỗi cho nhau.

 

 

Nguồn:Internet